Chính sách công có một tác động không
nhỏ tới đời sống của người dân, chính vì lẽ đó chất lượng chính sách công sẽ
quyết định tác động xấu hay tốt tới sự phát triển của xã hội. Ở nước ta, thời
gian gần đây có rất nhiều các chính sách ra đời gây ra sự bức xúc trong dư luận
bởi tính phi lý và “trên trời” của những chính sách đó. Một câu hỏi đặt ra là tại
sao chất lượng chính sách của nước ta lại kém đến vậy?
hiếu chương trình đào tạo bài bản
Ở các nước tiên
tiến như Hoa Kỳ, Canada, hay Nhật Bản, Hàn Quốc nơi mà chất lượng chính sách
công rất tốt thì ở đó cũng có những chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao về chính sách công. Đó là các trường đại học, các viện nghiên cứu
hàng đầu cung cấp những nghiên cứu về hoạch định, phân tích và đánh giá tác
động chính sách nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chính sách
phù hợp nhất cho sự phát triển.
Ví dụ cụ thể
như Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới về đào tạo chuyên ngành chính sách công. Hầu
hết các trường đại học danh tiếng như Harvard, Yale, Princeton đều có chuyên
ngành chính sách công rất mạnh hàng năm đào tạo ra một đội ngũ chuyên gia rất
giỏi về phân tích và đánh giá chính sách.
Còn ở nước ta,
trước đây chưa có một chuyên ngành đạo tào chính quy về chính sách công, do đó
đội ngũ làm chính sách của chúng ta đa phần là làm “tay ngang”. Họ có thể giỏi
chuyên môn, nhưng lại chưa được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cần thiết
của người làm chính sách.
Gần đây, đã có
một số trường đại học trong nước xây dựng chuyên ngành chính sách công. Tuy
nhiên, đội ngũ giảng viên của chuyên ngành chính sách công ở những trường này
còn khá trẻ, đa phần mới tốt nghiệp đại học, cao hơn một chút là thạc sỹ. Phần
lớn được đào tạo các chuyên ngành khác không phải chính sách công. Và quan
trọng hơn cả là thiếu chinh nghiệm thực tiễn – một đòi hỏi quan trọng trong
giảng dạy chính sách công.
Tầm
nhìn hạn chế – Thiếu thực tiễn
Ngay từ khâu
đào tạo, đội ngũ giảng viên chuyên ngành chính sách công, không được đào tạo
chuyên nghiệp lại thiếu thực tiễn, có thể thấy ngay kết quả của việc đào tạo
này. Rất nhiều chính sách của ta được xây dựng theo kiểu “ngồi phòng điều hòa
viết chính sách”, do vậy nhiều chính sách kiểu “trên mây” gây bức xúc cho dư
luận. Hậu quả của việc đào tạo thiếu bài bản nhìn thấy rõ.
Tuy nhiên, làm
chính sách công đòi hỏi phải có một quá trình tích lũy kinh nghiệm từ thực
tiễn, nhưng do trong bộ máy công quyền vẫn còn những cán bộ “sáng cắp ô đi,
chiều cắp về” nên rất lười biếng trong việc tiếp xúc thực tiễn, xây dựng chính
sách chỉ ở trong phòng họp nên chất lượng chính sách còn kém.
Đội ngũ cán bộ
hoạch định chính sách thiếu đi sâu, đi sát với thực tiễn nên không hiểu sự vận
động thực tế của các quan hệ xã hội nên xây dựng chính sách theo hướng “chủ
quan, duy ý chí” tạo ra những chính sách dở khóc, dở cười mà khi vừa ra đời đã
không thể nào thực hiện được.
Những người
làm chính sách ngoài việc “ngồi điều hòa, viết chính sách” lại còn thiếu một
tầm nhìn nên xây dựng chính sách chỉ mang tính “thời vụ” giải quyết những cái
trước mắt mà không dự báo được sự phát triển của xã hội, nên nhiều chính sách
ra đời một thời gian ngắn đã không phù hợp.
Bắt
chước thiếu sáng tạo
Rất nhiều
chính sách của chúng ta ra đời sau những chuyến “thăm quan học tập kinh nghiệm”
dùng tiền ngân sách nhà nước hay tài trợ của các tổ chức nước ngoài. Thường các
chuyến thăm quan này là một hoạt động trong một dự án hỗ trợ nào đó về chính
sách, và kết quả mong đợi của các chuyên thăm quan này là một chính sách được
“copy” từ nước bạn trong một số lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên,
điều đáng nói là việc bắt chước các nước bạn trong xây dựng chính sách không
phải là không tốt, nhưng cái dở nhất chính là bắt chước một cách nguyên xi, bỏ
qua sự khác biệt về nền tảng, hạ tầng, văn hóa và xã hội của nước ta thành ra
chính sách mang tính “rập khuôn” không linh hoạt, thiếu sáng tạo, không phù hợp
với Việt Nam.
Thiếu
khoa học
Một trong
những lý do mà chính sách công của chúng ta rất kém đó là vì các chính sách
thiếu tính khoa học. Chúng ta xây dựng chính sách dựa trên ý kiến chủ quan của
cá nhân hay tập thể lãnh đạo nhiều hơn là những bằng chứng và phân tích khoa
học.
Có thể thấy
rất nhiều chính sách đầu tư hay phát triển của nhà nước được xây dựng và hình
thành thiếu hẳn tính khoa học trong đó mà chủ yếu dựa vào “đường lối ” và “chủ
trương” do vậy kết quả nhãn tiền đã được cảnh báo.
Các phân tích
kinh tế, văn hóa, môi trường là những cấu phần mang tính khoa học góp phần xây
dựng nên chính sách tốt, nếu bỏ qua các phân tích khoa học này, chắc chắn chất lượng
chính sách sẽ rất kém.
Thiếu
phản biện
Một trong
những lý do nữa khiến chính sách công của Việt nam rất kém đó là thiếu phản
biện.
Ở Hoa Kỳ, tại
thủ đô Washington nơi đặt tòa nhà Quốc hội, xung quanh khu vực đó là hàng loạt
các tổ chức nghiên cứu của nhà nước và tư nhân chuyên làm công việc phản biện
chính sách. Các tổ chức nghiên cứu, phản biện (thường gọi là think-tank) này
làm công việc phản biện lại các đề xuất chính sách khi được trình ra xem xét
tại quốc hội hoặc các cơ quan lập pháp khác. Điều này đảm bảo tính đúng đắn và
phù hợp của chính sách.
Còn ở nước ta,
có rất ít các tổ chức nghiên cứu để phản biện chính sách. Các viện nghiên cứu
của Nhà nước thì thiếu tính độc lập nên phát biểu theo “chủ trương”, “đường
lối” nên không dám thể hiện chính kiến khoa học của mình. Các viện nghiên cứu
tư nhân hay phi chính phủ thì ngại va chạm với các “nhóm lợi ích” nên thường
tránh không tham gia phản biện.
Vấn đề quan
trọng là người làm chính sách có thực sự lắng nghe và tiếp thu ý kiến phản biện
hay không, chứ vấn đề không phải là Việt nam chúng ta thiếu đơn vị phản biện
chính sách.
Ngoài phản
biện của các tổ chức, phản biện của công dân còn khá hạn chế. Việc thăm dò dư
luận đối với một chính sách còn làm thiếu bài bản và chuyên nghiệp. Người dân
thường biết đến đề xuất chính sách thông qua phương tiện thông tin đại chúng và
họ thiếu một kênh phản hồi chính thức để phản ánh quan điểm và nguyện vọng của
mình với cơ quan lập pháp.
Vấn đề tối
quan trọng là sự phán quyết kết quả của phản biện. Có lẽ cần phải có cơ quan
độc lập trong phán quyết kết quả phản biện, bằng không thì đưa ra tranh luận
vừa mất thời gian, bởi giữa một bên vừa xây dựng chính sách lại quyết định luôn
tính đúng sai, thì hẳn rằng những ý kiến phản biện “ngược chiều” sẽ dễ bị “quy
chụp” vào những cáo buộc hết sức mơ hồ nhưng vô cùng đáng sợ.
Thiếu
tính đồng bộ
Có rất nhiều
chủ trương, chính sách của nước ta có chất lượng rất tốt, nhưng do việc triển
khai thiếu đồng bộ nên kết cục chính sách lại có tác động xấu, gây cản trở cho
sự phát triển của xã hội.
Tính động bộ ở
đây thể hiện ở thời gian hoàn thiện chính sách. Ở nước ta, một Luật ra đời
trước khi đi vào thực tiễn cuộc sống thì cần phải có các Nghị định hướng dẫn.
Chưa dừng ở đó, dưới mỗi nghị định lại có hàng loạt các thông tư hướng dẫn. Mà
thường thì thời gian viết Nghị định và Thông tư ở nước ta vô cùng chậm chạp,
nhanh thì vài tháng, chậm có khi vài năm. Thành ra khi các văn bản hướng dẫn
hoàn thiện thì thực tế cuộc sống đã thay đổi, chính sách cũng trở nên không còn
phù hợp hoặc thời gian chờ đợi vài năm kia cũng gây bao khốn khổ cho người dân.
Điều này đặt
ra một câu hỏi về quy trình lập pháp của chúng ta. Phải chăng trước khi công bố
ban hành một Luật, cần phải hoàn thiện toàn bộ dự thảo Nghị định và thông tư
hướng dẫn rồi mới thông qua Luật, hoặc ít nhất thì phải quy định rõ từ ngày ban
hành Luật/ Nghị định trong thời hạn tối đa bao nhiêu ngày thì phải có các văn
bản hướng dẫn, như thế mới đảm bảo tính đồng bộ của chính sách.
Nếu không như
hiện nay, rất nhiều cơ quan công quyền với không ít cán bộ “sáng cắp ô đi,
chiều cắp về” cố tình “ngâm” chính sách ở đó, đợi khi có cá nhân bức xúc viết
“tâm thư” hoặc “thư ngỏ” hay đợi có dự án “nâng cao năng lực”, hay “đưa đi nước
ngoài thăm quan ” mới chịu đi làm bổn phận của cơ quan mình. Đây là một câu hỏi
lớn, mà chỉ khi nào có câu trả lời thấu đáo mới hy vọng cải thiện được chất
lượng chính sách thông qua nâng cao tính đồng bộ chính sách.
———
Tác
giả Trần Ngọc Thịnh là Thạc sỹ quản trị công, Chuyên gia tư vấn phát triển
Theo
VietNamNet