23 thg 11, 2010

'Muốn hiện đại thì phải làm ngay đường sắt cao tốc

Vnexpress

Nói lại vụ đường sắt cao tốc sao thấy mắt cay cay. Rõ ràng một dự án kém hiệu quả là điều hiển nhiên mà sao lại nghiên cứu nghiên cò mãi nhĩ?

Thấy gì qua chất vấn quốc hội?

Hôm nay tôi phải gián đoạn giờ làm việc để nghe chấn vấn quốc hội trực tiếp. Quả thật rất thu vị nhưng khi nghe xong lại thấy một nỗi buồn sâu thẳm.

Nội dung trả lời chấn vấn với chất lượng khá thấp, thiếu thuyết phục. Đặc biệt ông đương kim BT BTC và Cựu BTC. Chưa một đồng chí nào thật sự nhận trách nhiệm về mình, sai rành rành ra đấy mà chối quanh chối co. Chất lượng câu hỏi của nhiều ĐB cũng rất thấp, hỏi những cái thiếu trọng tâm. Thiếu đi sự tranh luận để tìm ra giải pháp. 

18 thg 11, 2010

Lỡ tàu

 Tác giả: TBKTSG

Nóng lòng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trước ta, có người hô "phải đi tắt, đón đầu" mà không vạch ra con đường để đi tắt. Đi tắt, đón đầu mà không có tri thức thì rất dễ sụp hố.

"Bây giờ chúng ta mong muốn anh (Ngô Bảo) Châu về nước làm việc. Tại sao những người như anh ấy phải quay về Việt Nam? Điều ấy được nói ra đã muộn mất 20 năm rồi. Nay Việt Nam không còn cơ hội dùng những người như vậy với tư cách các nhà khoa học nữa. Việt Nam đã lỡ con tàu đó rồi... Việt Nam đã mất ba thế hệ khoa học rồi".

Đó là những câu nói đượm buồn và đầy vẻ tiếc nuối cho chính đất nước chúng ta của Giáo sư Pierre Darriulat, một nhà vật lý hàng đầu quốc tế, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp, người đã thành lập phòng thí nghiệm vật lý tia vũ trụ đầu tiên của Việt Nam đặt tại Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, đào tạo các nhà nghiên cứu trẻ về vật lý tia vũ trụ, người - như chính ông tự nói về mình - "đã sống ở Việt Nam hơn mười năm và đang cống hiến phần còn lại của cuộc đời tôi cho Việt Nam" (trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần ra ngày 12-9-2010).
Bernard Tan, giáo sư - tiến sĩ, Trưởng khoa Công nghệ thông tin Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Chủ tịch Hội Quản trị hệ thống thông tin quốc tế, giảng dạy tại nhiều đại học danh tiếng thế giới, và là biên tập viên một số tạp chí có uy tín về khoa học thông tin và khoa học quản lý, khẳng định: "Hễ người giỏi là chúng tôi (NUS) tiếp nhận, mời gọi".

Ông cho hay: "Singapore không có tài nguyên, nên chính sách nhân lực là quan trọng nhất, là nguồn tài nguyên quý nhất. Ngay từ khi đất nước mới độc lập (1965), ưu tiên số một của chính phủ là làm cho mỗi người dân trở thành những công dân có khả năng cao hơn, giỏi hơn...

Với một nước nhỏ, dân số ít, phải kiên trì với chính sách này trong nhiều năm, Singapore mới có đủ nhân tài để phát triển như hôm nay... Mới đây, nhân Quốc khánh Singapore, chính phủ đã ban hành quyết định Phủ thủ tướng sẽ là cơ quan điều phối hai vấn đề: quản trị dân số và quản trị tài năng" (trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp Thị ra ngày 10-9-2010).
Tất cả những thông tin, ý kiến này thật ra không hoàn toàn mới. Nhiều người Việt Nam, nhà khoa học Việt Nam, cả các nhà lãnh đạo cũng biết và từng nói. Nhưng năm này qua năm khác, hết kế hoạch này đến kế hoạch khác, thế hệ này qua thế hệ khác, đất nước vẫn chưa thoát ra khỏi mớ bòng bong cải cách giáo dục, vẫn chưa có được một chiến lược đào tạo và sử dụng tài năng, hay nói như ông Bernard Tan, "quản trị tài năng".

Chúng ta nói rất hay khi mượn lại một câu của tiền nhân: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" và nói xong rồi thì chẳng có một kế hoạch thực hiện nào có hiệu quả cả. Nóng lòng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trước ta, có người hô "phải đi tắt, đón đầu" mà không vạch ra con đường để đi tắt. Đi tắt, đón đầu mà không có tri thức thì rất dễ sụp hố. Như - chỉ để lấy ví dụ mới nhất - Vinashin muốn nhanh chóng phình to, trở thành tập đoàn đóng tàu có tên tuổi trong khi quản trị công ty kém cỏi, đã lâm cảnh phá sản và trở thành gánh nặng cho quốc gia, phải được Nhà nước giải cứu bằng tiền ngân sách.

 

Cho nên, từ muốn (ý chí chủ quan) đến biết (tri thức đúng, cần thiết) và hành động (có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ chứ không phải là hô khẩu hiệu) để phát triển đất nước là những chặng đường không thể tùy tiện bỏ qua, làm liều, đặc biệt là khâu biết. Mà muốn biết thì phải học, phải mời người giỏi dạy cho và phải trọng dụng người giỏi. 
Chân lý thật đơn giản như ông bà ta nói "muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy". Vậy mà trong thực tế, trong các nấc thang của bộ máy quản trị quốc gia, không phải bao giờ người ta cũng hành động như vậy. Nạn chạy chức chạy quyền, tay chân bè phái, đố kỵ và trù dập người tài, người cương trực là một bí mật mà ai cũng biết. Trong môi trường đó, liệu người tài và cương trực có thể tồn tại mà không đánh mất mình? Và ở phạm vi quốc gia, ai "quản trị các tài năng"?

"Việt Nam đã lỡ con tàu đó rồi", lời nhận xét của GS. Darriulat nghe sao mà nhức nhối. Điều gì đã khiến chúng ta lỡ con tàu phát triển khoa học, tri thức và sử dụng nhân tài để thu hẹp khoảng cách tụt hậu với các nước dù đất nước đã có 35 năm hòa bình, nguồn lực tăng gấp đôi (từ hai miền chia cắt thành một đất nước thống nhất)?

Đó là câu hỏi cần trả lời khi đất nước lại sắp sửa bước vào một chặng đường mới với bao kỳ vọng xen lẫn âu lo: làm thế nào để 20 năm sau chúng ta không còn phải nghe lại câu nói "các bạn đã lỡ con tàu đó rồi".

17 thg 11, 2010

Đe dọa hay tranh luận?

Nguyễn Quang A
image Xã hội vốn đa dạng, phức tạp, muôn màu muôn vẻ. Và ý kiến về xã hội, về điều hành xã hội cũng vậy. Người ta hay nói muốn phát triển cần sự đồng thuận. Thực ra, nếu luôn luôn có sự đồng thuận thì xã hội không thể phát triển được. Cho nên xin đừng lạm dụng “sự đồng thuận” để trấn áp hay đe dọa những người có ý kiến khác mình. Sự đồng thuận đạt được theo cách như vậy chỉ là “sự đồng thuận ép buộc” và vì thế là giả hiệu và vô cùng tai hại cho sự phát triển của đất nước.

Chúng ta ta quá quen với cảnh số phiếu cao ngất 100% hay hơn 90% tán thành (một chính sách ở Quốc hội, hay bầu cho một người trong các đợt bầu cử), rồi vài năm gần đây người cũng quen dần là không có sự thống nhất cao đến như vậy. Thí dụ, Luật Viên chức vừa được 79,72% phiếu thông qua tại Quốc hội; thậm chí Dự án đường sắt cao tốc đã không được Quốc hội thông qua ở phiên họp trước. Tại phiên họp này của Quốc hội, các vấn đề bauxite, Vinashin trở thành các vấn đề nóng và nhiều ý kiến phê phán cách điều hành của Chính phủ. Đấy là một hiện tượng đáng mừng trong hoạt động của Quốc hội. 

Không ai, hay không cơ quan nào, không mắc sai lầm cả. Cái khác nhau là ở chỗ có người, có cơ quan biết lắng nghe để sửa chữa, hay tranh luận lại một cách xây dựng với những người phê phán mình để cả hai cùng hiểu đúng hơn, cùng làm tốt hơn công việc của mình. Đấy là cách tạo “đồng thuận” tốt nhất, nếu cần đến đồng thuận; và cũng là một nội dung cốt yếu của dân chủ: tranh luận công khai, tôn trọng ý kiến thiểu số.
Ngày 14-11-2010 báo điện tử chính phủ có đăng hai bài về kỳ họp này của Quốc hội. 

Nhà báo Nguyễn Chính trong bài “Dân chủ phải đi đôi với trách nhiệm khi phát ngôn trước công chúng”, đã viết “đáng tiếc có một số đại biểu khi đưa ra những phát biểu mang nặng tính chủ quan và võ đoán của mình trên diễn đàn Quốc hội đã khiến các cử tri phải kinh ngạc vì ở đó không thể hiện một tinh thần khách quan, xây dựng; một sự hiểu biết thấu đáo vấn đề mình đề cập đến, mà chỉ cốt bày tỏ cho được thái độ chủ yếu phủ định đối với các nỗ lực tháo gỡ khó khăn của cơ quan hành pháp hay các nhân vật có trách nhiệm theo phân công công tác. Thậm chí có những ý kiến, được hình thành trên những thông tin không chuẩn xác, chung chung, mang nặng tính hình thức hoặc chưa được kiểm chứng, nên đã mang màu sắc dân túy, nói lấy được, chứ không nhằm mục đích cùng kiến tạo hiệu quả đích thực cho công việc chung. Có đại biểu, tuy là trí thức nhưng khi phát biểu công khai lại không dựa trên các luận chứng khoa học mà chủ yếu lại nương theo tâm lý của một bộ phận mang nặng ác cảm với thực tế khách quan, cố tình bỏ qua những mảng sáng trong bức tranh toàn cảnh, theo kiểu mà dân gian thường lên án gọi là “bới lông, tìm vết”....”

Còn TS Đinh Thế Cường trong bài “Trong thử thách, khó khăn, càng cần chung sức, chung lòng”, cũng theo cùng cách. Sau khi đưa ra một số lời khen, ông tiến sĩ viết, “tuy nhiên, thật đáng tiếc đã có hiện tượng một số đại biểu đã có biểu hiện như muốn lạm dụng diễn đàn, đưa ra những nhận định hay thông tin nhiều màu sắc chủ quan, cảm tính, còn chưa được kiểm chứng hoặc về những lĩnh vực không phải chuyên môn sâu của mình nên khó có thể phán định chuẩn xác, thậm chí cả những kiến nghị không mang tính xây dựng, gây nên những dư luận không tốt trong xã hội”. 

Bạn đọc tự đánh giá xem đấy là những phê phán mang tính xây dựng đối với các đại biểu Quốc hội hay là các lời “đe dọa” đối với họ. Phê phán mang tính xây dựng đáng được hoan nghênh, sự đe dọa phải bị lên án.
N. Q. A.

16 thg 11, 2010

Xin đừng hiểu sai từ phản biện

 Tác giả: Thạch Giản

Nếu tác giả của quyết sách sai lầm lại coi như không nghe thấy các ý kiến phản biện, hoặc chê đó là phản biện Chí Phèo, thì tư duy ấy còn thua xa tư duy đẽo cày giữa đường của bác nông dân kia.

>> Lại nói về "phong cách Chí Phèo" trong phản biện
>> Phong cách "Chí Phèo" và văn hoá phản biện

Một bên đẽo cày giữa đường, một bên...Chí Phèo?

Lẽ ra phản biện xã hội là chuyện bình thường, chẳng cần phải bàn cãi. Thế nhưng, có một vài chủ trương chính sách, dự án đầu tư lớn (sau đây gọi gộp là quyết sách) được quyết trong tình thế vẫn còn nhiều tranh cãi trong dư luận. Không ít người có ấn tượng dường như việc góp ý (phản biện) của dân lại chưa được xử lý thỏa đáng.

Trong bài viết "Phong cách Chí Phèo và văn hóa phản biện", dường như tác giả Phạm Hoài Huấn lí giải những rắc rối dạng ấy là do bên phản biện có những người hành xử theo kiểu Chí Phèo, và bên nhận phản biện ứng xử theo tư duy đẽo cày giữa đường.

Theo tác giả, phản biện kiểu Chí Phèo là do không am hiểu vấn đề nên phản biện thiếu lập luận, chỉ nói cho bõ tức, "chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói". Nghĩa là nói lấy được, không xét hậu quả. Nguyên nhân do họ nghĩ rằng phản biện ở ta không thể có tác dụng tích cực. Mặt khác do lời lẽ phản bác "càng đao to búa lớn thì càng nhận được ủng hộ nhiệt liệt của cộng đồng dân cư mạng" - "hào quang của thế giới ảo" ấy rốt cuộc đã khiến họ "bước ra khỏi ranh giới của quyền tự do ngôn luận". Hậu quả là "một loạt chủ nhân các blog đã gặp quá nhiều rắc rối về mặt pháp luật vì lý do này".

Cũng theo tác giả, tư duy đẽo cày giữa đường là tư duy của "người tiếp nhận phản biện không có được một sự vững vàng về mặt lập trường(?), cùng với một nền tảng kiến thức tốt trong lĩnh vực mà người này đang đảm nhận". Nó phản ánh một tồn tại lớn hiện nay: Thiếu trình độ chuyên môn, chưa nghiên cứu tính toán nghiêm cẩn đã vội vàng đưa ra quyết sách lớn, do đó khó tránh sai lầm, nếu thực thi sẽ gây tổn thất khôn lường cho nước nhà.

Đúng là không loại trừ khả năng có người có thái độ bất mãn, nói cho bõ tức, nhưng số này rất ít. Đa số dân ta thực sự lo cho vận mạng đất nước trong thời điểm có nhiều nguy cơ như hiện nay. Tuy nhiên, nếu coi phản biện kiểu Chí Phèo và ý muốn "tạo hư danh trên cộng đồng mạng" là nguyên nhân chính dẫn đến việc một số blogger "bị tuýt còi", thì e rằng chưa phản ánh đúng và đủ thực tế.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận thực tế, thời gian qua nhiều ý kiến phản biện cũng chưa được coi trọng, thậm chí không có hồi đáp, và chưa được lắng nghe, do đó không thể nói phản biện đã có tác dụng tích cực. Vì thế dĩ nhiên xuất hiện cách phản biện kể trên.

Tư duy đẽo cày giữa đường không tồi. Bác nông dân chưa biết cách làm chiếc cày nên có sáng kiến ra đầu đường vừa đẽo cày vừa hỏi ý kiến người qua lại. Cho dù cuối cùng làm hỏng khúc gỗ nhưng thái độ khiêm tốn học hỏi ấy rất đáng hoan nghênh và bác rút ra được bài học quý hơn nhiều so với khúc gỗ đẽo hỏng: "Làm việc gì cũng phải có chính kiến riêng và kiên trì con đường đã chọn".
Rõ ràng, nếu tác giả của quyết sách sai lầm lại coi như không nghe thấy các ý kiến phản biện, hoặc chê đó là phản biện Chí Phèo, thì tư duy ấy còn thua xa tư duy đẽo cày giữa đường của bác nông dân kia.

Quyết sách sai lầm sớm muộn sẽ bị chính thực tế phản bác. Một khi quyết sách đã đưa vào thực thi thì thất bại sẽ được sử sách ghi vào loại "nghìn năm công tội". Đây là thất bại của bệnh chủ quan duy ý chí rất phổ biến trong các xã hội thiếu dân chủ.
Tác giả có lý khi cho rằng "phản biện là một việc làm cần thiết", "để hoạt động phản biện có hiệu quả, trước hết giới cầm quyền phải chấp nhận việc phản biện". Nếu được như thế thì đã chẳng có phản biện kiểu Chí Phèo.

Xin đừng hiểu phản biện là phủ nhận

Thế nhưng, câu "phản bác, (í quên, phản biện chứ!)" để lại ấn tượng tác giả chưa phân biệt rõ phản biện với phản bác. Đây là vấn đề cần bàn cho ra nhẽ.
Phản biện là một từ hoàn toàn do người Việt tạo ra, ghép bởi hai từ gốc chữ Hán-Việt. Trong tiếng Trung Quốc có từ phản và từ biện, nhưng không có từ phản biện. Phản là ngược lại, chống lại; vì thế phản biện dễ bị hiểu là biện luận theo chiều ngược lại, chiều phản đối, phản bác, phủ nhận.
Theo chúng tôi, có lẽ từ phản biện là dịch từ tiếng Nga opponent (vì ở Liên Xô cũ, khi bảo vệ luận án học vị phó tiến sĩ hoặc tiến sĩ nhất thiết phải có opponent), đúng với định nghĩa của Từ điển tiếng Việt : "Phản biện là đánh giá chất lượng một công trình khoa học khi công trình được đưa ra bảo vệ để lấy học vị trước hội đồng chấm thi".

phản biện không có từ tương đương trong tiếng nước ngoài (trừ tiếng Nga), cho nên hợp lý hơn cả là tất cả chúng ta nên thống nhất hiểu nó theo giải thích nói trên: phản biện là đánh giá chất lượng một cách khoa học các chủ trương chính sách, dự án làm việc gì đó (đầu tư, kinh doanh ...), công trình nghiên cứu, tác phẩm v.v...
Tác giả bài Lại nói về "Phong cách Chí Phèo" trong phản biện cũng viết: Mọi người dễ hiểu nhầm phản biện là phủ nhận, phản bác lại cái đang có. Đó là cách nhìn phiến diện, thiếu thiện cảm với người phản biện. Người phản biện là những người trước tiên phải nắm vững thông tin, có kiến thức chuyên môn về vấn đề phản biện.

Tóm lại, tuyệt đối chớ nên hiểu nhầm phản biện là phản bác, phản đối, phủ nhận - những chuyện người phương Đông chúng ta chẳng ai thích cả, nhất là lãnh đạo.
Thực ra, việc phát triển các tổ chức tư vấn là một trào lưu tiến bộ trên thế giới. Trong xã hội dân chủ, đây là các tổ chức tập hợp nhà trí thức - thường được gọi là Kho Trí tuệ, tiếng Anh là Think tank - nhằm thực hiện quyền công dân tham gia quá trình quyết sách.

Mời đọc thêm:

>> Giới làm chính sách Việt quên chiến lược, lo dự án
>> Think tanks và sự hưng vong của quốc gia
>> Ảnh hưởng của cố vấn với các nhân vật chủ chốt

>> Biết dựa vào giới nghiên cứu để chế ngự nhóm lợi ích >> Làm chính sách theo công nghệ nào?
Chính quyền các nước phát triển đều tranh thủ tận dụng được trí tuệ của các Think tank, vì vậy nhìn chung quyết sách của họ ít sai và hợp nguyện vọng đa số dân. Chúng ta có nên theo trào lưu nói trên hay không? Chịu học và nghe cái mới
Trung Quốc hơn Việt Nam cả nghìn năm tuổi, do đó không còn là "nước 4000 năm vẫn trẻ con" (Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu). Thời gian qua người Trung Quốc đã rút ra được bài học quý giá về chuyện tại sao họ cố gắng phấn đấu hy sinh nhiều đến thế, tiến hành bao nhiêu cuộc cách mạng, bao nhiêu phong trào mà vẫn ì ạch đi sau thế giới rất xa. Thiết tưởng ta nên thử xem qua bài học đó như thế nào.

Ngân hàng Thế giới đánh giá trong thời gian kế hoạch 5 năm lần thứ 7 đến kế hoạch 5 năm lần thứ 9, các sai lầm về quyết sách đầu tư của Trung Quốc gây thiệt hại kinh tế ước khoảng từ 400 đến 500 tỷ nhân dân tệ (1 nhân dân tệ tương đương 0,146 USD).

Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc nói lãng phí lớn nhất của nước này là do các sai lầm quyết sách chiến lược gây ra. Giáo sư Mao Chiêu Huy ở Đại học Nhân dân Trung Quốc đánh giá tỷ lệ quyết sách sai lầm của Trung Quốc là 30%, của các nước phát triển là 5%.
Người Trung Quốc thông minh không kém người phương Tây, lại đông dân, lắm nhân tài, cớ sao nhiều quyết sách sai? Đó là vì hầu hết quyết sách ấy đều do một nhóm (thậm chí một cá nhân) lãnh đạo cao nhất làm ra mà không tận dụng trí tuệ của xã hội - nguồn lực quý nhất, quan trọng nhất của mỗi quốc gia.

Cách quyết sách ấy có căn nguyên sâu xa là truyền thống tư tưởng Đại Nhất Thống. Tần Thủy Hoàng "đốt sách, chôn nhà Nho" vì nhà Nho là nhà trí thức, biết nhiều nên hay "phản biện" mà vua Tần chỉ muốn Nhất thống thiên hạ, tập trung toàn bộ quyền lực vào tay mình, tự mình quyết hết.
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tôn Lỗ Tấn là Đệ nhất thánh nhân Trung Quốc, nhưng chính ông lại nói nếu bây giờ còn sống thì Lỗ Tấn hoặc không viết gì nữa hoặc ngồi tù.

Để sửa cách quyết sách nói trên, thập kỷ 80 Đặng Tiểu Bình đề xuất Khoa học hóa quyết sách. Một số chuyên viên cấp cao rời cơ quan nhà nước ra ngoài lập cơ quan nghiên cứu của mình. Năm 2003 Ủy ban Phát triển Cải cách công khai tổ chức mời thầu đề tài lập quy hoạch 5 năm lần thứ X.
Năm 2004 Trung ương ĐCSTQ chỉ thị: Phải làm cho giới khoa học xã hội trở thành "Kho tư tưởng" và Think tank của Đảng và Chính phủ. Hiện nay Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống tư vấn lớn thứ 2 thế giới với hơn 2000 Think tank nhà nước và dân lập, vài trăm nghìn nhân viên.

Đầu năm 2009, Chính phủ Trung Quốc cấp 5 triệu nhân dân tệ lập "siêu Think tank" Trung tâm Giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE), do nguyên Phó Thủ tướng Tăng Viêm Bồi cùng nhiều vị bộ thứ trưởng và thống đốc ngân hàng lớn đương chức hoặc nghỉ hưu phụ trách.
CCIEE sẽ tiến tới trở thành một Think tank dân lập, không dùng tiền nhà nước. Để học kinh nghiệm nước ngoài, họ đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Think tank toàn cầu (7/2009), Hội nghị đối thoại chiến lược Think tank Trung Quốc-ASEAN (10/2010)...

Trung Quốc đang tiến tới thực hiện quá trình quyết sách theo quy trình khoa học, dân chủ: trước tiên các Think tank nghiên cứu đề xuất kiến nghị quyết sách. Sau đó đưa ra công luận bàn thảo đánh giá (tức phản biện). Cuối cùng Chính phủ lựa chọn tiếp nhận quyết sách tốt nhất và trình Quốc hội xem xét quyết định.
Lãnh đạo nước này đổi mới tư duy nhanh như vậy là họ rất chịu khó học cái mới. Bộ Chính trị, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thường xuyên tổ chức học tập thể, mời chuyên gia mọi ngành đến giảng dạy về các trào lưu phát triển mới trên thế giới.
Tóm lại, khoa học hóa, dân chủ hóa quá trình làm quyết sách là xu thế tất yếu của nhân loại.

 

Lựa chọn lấy cái tốt nhất
  Quá trình quyết sách ở ta trước nay khác với thiên hạ: Quyết sách được quyết rồi sau đó mới đưa ra bàn, xem xét, mà nhiều khi, việc bàn bạc ấy, nhất là đưa ra công luận, lại mang nặng hình thức.
Khâu nghiên cứu của hệ thống cơ quan tư vấn phần nhiều bị bỏ qua, vì thế, không tận dụng được trí tuệ xã hội, ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách.

Thêm vào đó, ta lại có bệnh sợ (ghét) phản biện, vì sợ ảnh hưởng tới uy tín của lãnh đạo, và lòng tin của dân và hệ quả của nó là việc tìm cách hạn chế các phát biểu ngược chiều. Thế nhưng, thực tế hoàn toàn ngược lại, khi ý kiến trái chiều bị hạn chế, lòng tin và uy tín mới thực giảm. Còn khi các chủ trương, chính sách được chủ động đưa ra xin ý kiến dân, chắc chắn, sẽ tận dụng được trí tuệ xã hội. Phản biện khi ấy sẽ có tác dụng tích cực, chứ không phải là phản biện "kiểu Chí Phèo" cùng các rắc rối kèm theo.

Quá trình quyết sách ở ta nên tiến hành theo quy trình khoa học đã nói ở trên. Với cách làm này nếu có phản biện thì chỉ là phản biện đối với các tổ chức tư vấn (Think tank) - nơi đưa ra kiến nghị quyết sách, chứ không có phản biện đối với nhà nước. Từ những kiến nghị ấy, Chính phủ và Quốc hội chỉ việc lựa chọn lấy cái tốt nhất. Như vậy vừa tránh được quyết sách sai, vừa tăng được sự đồng thuận trong xã hội.
Điều đáng mừng là gần đây ta đã bước đầu có nhận thức về nhu cầu làm công tác tư vấn, phản biện.
Tất nhiên nói dễ làm khó, nhưng nếu không làm thì chúng ta sẽ tụt sau ngày một xa các nước láng giềng. Muốn làm thế, trước hết tầng lớp lãnh đạo phải đổi mới tư duy cho hợp trào lưu quốc tế.
Thậm chí, có người còn nói: Người Việt mình nói hay, làm dở và chưa biết ... đi. Bây giờ đã đến lúc dù té ngã cũng phải cố mà cất bước tập đi, kẻo quá muộn.

13 thg 11, 2010

Người Việt: Thông minh thì không nói lời sáo rỗng

Người Việt: Thông minh thì không nói lời sáo rỗng


Người giỏi không phải là người tích đầy kiến thức, họ là người tạo ra phương pháp, chỉ ra con đường, đi trước thời đại...

Chưa thật thông minh, lại thiếu kỹ năng

Nếu hiểu "thông minh" theo cách hiểu của một số tác giả đã viết trên diễn đàn Tuần Việt Nam, tôi cho rằng, người Việt không thông minh, hoặc ít thông minh. Đơn giản là nếu người Việt thông minh thì sao đất nước giờ vẫn vào loại chậm phát triển, vẫn còn nhiều người khổ thế này? Nếu người Việt thông minh sao mấy chục năm sau mới thừa nhận trường hợp ông Kim Ngọc?
Nếu người Việt thông minh sao không biết giữ gìn di sản văn hóa, mà lại giữ theo kiểu "xây lò gạch" như câu chuyện thành Tuyên? Nếu thông minh sao lại không công nhận công nghệ giáo dục của GS. TSKH Hồ Ngọc Đại? Nếu thông minh sao đến thế kỷ 21 vẫn "con trâu đi trước cái cày đi sau?...Còn biết bao câu "nếu" nữa, tôi xin để dành bạn đọc khác viết ra...
Nhưng thôi, bàn về trí thông minh thì cũng phải định nghĩa, trí thông mình là gì? Trong cuốn sách "7 loại hình trí thông minh", trên cơ sở phân tích những bằng chứng liên quan tới não và học thuyết về phân loại trí thông minh của TS. Howard Gardner, TS.Thomas Armstrong, tác giả cuốn sách, đã mô tả 7 loại hình trí thông minh của con người như sau:

1-Trí thông minh logic toán: Đây là loại trí thông minh liên quan tới con số (toán học) và mối quan hệ logic giữa các sự vật. Những người có trí thông minh này thường làm việc trong lĩnh vực liên quan tới con số (toán, vật lý, hóa học, ngân hàng, tài chính...)

2-Trí thông minh ngôn ngữ: Đây là loại trí thông minh liên quan tới năng lực sử dụng ngôn ngữ. Những người có trí thông minh này thường là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội...
3-Trí thông minh không gian: Những người có trí thông minh này thường làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc, địa chất, vật lý thiên văn...

4-Trí thông minh cơ thể: Đây là loại trí thông minh liên quan tới vận động của thân thể thường có ở những vận động viên thể thao, nghệ sĩ múa...

5-Trí thông minh âm nhạc: Loại trí thông minh này thể hiện ở khả năng nghe nhạc, ghi nhớ nhanh giai điệu, sáng tạo ra các bản nhạc...

6-Trí thông minh về nội tâm: Thể hiện ở khả năng khám phá chiều sâu của bản thân...

7-Trí thông minh trong tương tác cá nhân: Những người có năng lực quan hệ với mọi người, nắm bắt được suy nghĩ của người khác, giỏi hợp tác, tập hợp mọi người, lãnh đạo...

Mặc dù phân chia như vậy, TS Thomas Amstrong cũng khẳng định một người có thể sở hữu nhiều loại trí thông minh, điều này lý giải tại sao có những người xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.

Những người giỏi nhìn chung là những nguời có cái nhìn hơn người, vượt ra khỏi khuôn khổ chuẩn mực thông thường (nên người "kém cỏi" thường không hiểu và không ủng hộ họ). Họ như cây cao vươn lên khỏi ngọn cỏ. Một mình họ một tư tưởng và kiên trì tư tưởng đó, họ có khả năng dẫn dắt... Người giỏi không phải là người tích đầy kiến thức, họ là người tạo ra phương pháp, chỉ ra con đường, đi trước thời đại...
Nói về những người giỏi thời đại ngày nay, cần nói thêm cả về kỹ năng, một vấn đề khác với thông minh. Thông minh là tố chất, nhưng kỹ năng có thể học. Một người có tố chất thông minh, nhưng thiếu kỹ năng thì hiệu quả làm việc vẫn không cao. Người Việt có thể có tố chất này (nên ra nước ngoài học tập thường bật lên được), nhưng đa số người Việt thiếu kỹ năng.
Quay trở lại câu hỏi "Người Việt có thông minh không", tôi nhận thấy có lẽ chúng ta đang bàn người Việt có giỏi không, nghĩa là nhìn nhận một cách tổng hợp hơn, chứ xé lẻ ra như TS Amstrong thì chắc người Việt có thể không sở hữu nhiều lắm một số loại trí thông minh. Những người giỏi nhìn chung là những nguời có cái nhìn hơn người, vượt ra khỏi khuôn khổ chuẩn mực thông thường (nên người "kém cỏi" thường không hiểu và không ủng hộ họ). Họ như cây cao vươn lên khỏi ngọn cỏ. Một mình họ một tư tưởng và kiên trì tư tưởng đó, họ có khả năng dẫn dắt...
Người giỏi không phải là người tích đầy kiến thức, họ là người tạo ra phương pháp, chỉ ra con đường, đi trước thời đại...
Nói về những người giỏi thời đại ngày nay, cần nói thêm cả về kỹ năng, một vấn đề khác với thông minh. Thông minh là tố chất, nhưng kỹ năng có thể học. Một người có tố chất thông minh, nhưng thiếu kỹ năng thì hiệu quả làm việc vẫn không cao.
Người Việt có thể có tố chất này (nên ra nước ngoài học tập thường bật lên được), nhưng đa số người Việt thiếu kỹ năng. Tôi tạm nghĩ người giỏi có lẽ là người sở hữu trí nhiều loại trí thông minh và có kỹ năng nữa.
Kỹ năng, hiểu đơn giản là cách làm việc, cách tổ chức công việc, cách điều hành, cách quản lý, cách đàm phán, cách lãnh đạo... để đạt hiệu quả cao nhất. Cuộc sống cũng đòi hỏi kỹ năng như kỹ năng ứng xử với bạn đồng lứa, kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng phòng lây nhiễm HIV, kỹ năng từ chối khi bị sức ép, kỹ năng quản lý gia đình...

Thành Tuyên sau khi tu bổ (lò gạch giá trị giá 10 tỷ)
 

Các kỹ năng là điều phải học. Một người kiến thức đầy mình, mấy chục năm thâm niên làm việc có khi hiệu quả không bằng một người mới ra trường vài năm mà có kỹ năng tốt. Một học giả uyên bác vẫn có thể là một người cha tồi đơn giản vì thiếu kỹ năng. Tôi đã có dịp làm việc với một số giáo sư, nhà khoa học VN, có lẽ cũng khá kỳ cựu trong một ngành nọ. Họ tin họ nhiều kiến thức thì có thể hướng dẫn nông dân phòng bệnh cho gia cầm. Nhưng khi tôi mời họ đi giảng cho một số lớp học của nông dân, học viên không hiểu họ nói gì, đơn giản vì các vị này không có kỹ năng giảng dạy.
Trí thông minh đóng vai trò gì ở đây? Có, vai trò của nó đơn giản chỉ là biết học cách làm hiệu quả của những người khác, học rất nhanh. Không biết thì phải học. Đừng sĩ diện. Những người như các vị giáo sư, tiến sĩ kia rất nhiều.

Thông minh thì không "huênh hoang"

Người Việt thông minh thì đã không nói nhiều những lời rỗng tuếch như thế! Chỉ có kẻ "ngu dốt, kém cỏi" mới không tự nhận thấy mình đang nói những lời rỗng tuếch, vô nghĩa. Nếu thông minh đã tự biết mình và luôn luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo.
Tôi biết có một dự án rất lớn của nước ngoài cho VN để đào tạo hàng nghìn cán bộ trong một lĩnh vực mà tôi xin miễn nói tên. Dự án tiến hành được 10 năm, bao nhiêu cán bộ được đào tạo đi đào tạo lại do chính chuyên gia quốc tế thực hiện. Tuy nhiên, khi quay trở lại đánh giá, chuyên gia phát hiện đại đa số những người này lại làm việc theo tư duy và phương pháp cũ.
Họ không thể từ bỏ được thói quen tư duy, và khi không làm được, họ quay sang đổ lỗi cho chuyên gia, cho lãnh đạo, cơ chế...miễn là không phải là tại họ.
Nếu người Việt thông minh, được đào tạo như thế, chất lượng sản phẩm của ngành đó phải được cải thiện rất nhiều mới phải.

Nên nói về trí thông minh thì cũng phải nói đến cái "hiếu học thật" (vâng, tôi cũng không tin người Việt hiếu học thật). Nếu hiếu học mà hiểu là dùi mài kinh sử thì theo tôi là hiểu rất hẹp. Lịch sử VN cũng chỉ mới đưa ra mẫu người dùi mài kinh sử mà ngày nay khó làm mẫu hình cho cách học tập của thời hiện đại.
Nền giáo dục thuộc địa của Pháp đã cho Việt Nam một số trí thức có nền tảng học vấn đáng kính phục, nhưng vấn đề kỹ năng vẫn chưa được giải quyết. Đến nền giáo dục của ta thì tôi thấy không những không được nền tảng kiến thức vững chắc mà cũng không cả kỹ năng.

Người Việt thông minh thì không nói những lời sáo rỗng
 

Nền giáo dục của các nước XHCN cũ cũng chỉ cho những người có học vấn mà thiếu kỹ năng. Những người là sản phẩm của nền giáo dục Xô Viết hay của các nước XHCN cũ để bước sang thời đại mở cửa, để làm việc với quốc tế, điều họ phải học nhiều, nhất là kỹ năng làm việc. Thế hệ trẻ hơn may mắn được tiếp thu một nền giáo dục tiên tiến, đều đang làm việc với một phong cách khác. Họ rất giỏi vì nhận được kiến thức và kỹ năng. Hi vọng lớp người này sẽ đưa đất nước tiến nhanh hơn.
Hãy hỏi người trẻ hôm nay, câu hỏi người Việt có thông minh không, có thể chúng ta sẽ nhận được một cách nhìn nhận rất khác.

Dù không thông minh lắm, nhưng sự thật là rất nhiều người Việt đủ thông minh để hiểu rằng không nên lấy quá khứ ra để chứng minh người Việt thông minh nữa.
Dân tộc nào cũng có lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước đáng tự hào. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ mấy chục năm rồi. Hãy nghĩ xem phẩm chất nào, trí tuệ nào của người Việt trong chiến tranh có ích cho hòa bình và phát triển thì hãy giữ và phát huy cái đó, còn lại người Việt phải học làm ở những nước đã làm rất giỏi chứ đừng "huênh hoang".

Làm cho tốt và đạt hiệu quả cao, chất lượng cuộc sống của người nghèo được nâng lên nhanh chóng, xã hội có kỷ cương, văn minh, diệt được tham nhũng, nói thật và làm thật... thì lúc ấy mới có thể nói người Việt rất thông minh.

6 thg 11, 2010

Đằng sau quyết định tăng lãi suất của NHNN

Đằng sau quyết định tăng lãi suất của NHNN

Hồ Bá Tình 
Vietstock
Ngày 05/11/2010, NHNN vừa ban hành các quyết định nâng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất qua đêm lên thêm 1% so với trước đó. Đâu là mục đích đằng sau động thái này của NHNN?


Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Quyết định số 2619/QĐ-NHNN và Quyết định số 2620/QĐ-NHNN quy định các mức lãi suất. Theo các quyết định này, kể từ ngày 5/11/2010, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 9%/năm; lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ là 9%/năm.
Tất cả các mức lãi suất mới này đều tăng thêm 1% sau 11 tháng duy trì mức lãi suất không đổi.
Động thái này của NHNN đã quay ngược hoàn toàn với chủ trương giảm lãi suất thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, điều này cũng không quá bất ngờ vì thông điệp từ Chính phủ vào ngày 04/11 là “không tiếp tục thực hiện yêu cầu giảm lãi suất đối với các ngân hàng thương mại, để các ngân hàng thực hiện lãi suất tiền đồng theo thị trường, hạn chế sự méo mó trên thị trường tiền tệ hiện nay”.
Như chúng tôi đã nhận định trước đây, NHNN đang trong một “tình thế lưỡng nan” khi phải lựa chọn giữa giảm lãi suất để tăng trưởng hoặc bình ổn tỷ giá và lạm phát. Quyết định này cho thấy NHNN đã lựa chọn chính sách ưu tiên cho việc kiềm chế lạm phát và bình ổn tỷ giá.
Đối với lạm phát
Lãi suất cơ bản tăng hầu như không có tác dụng đối với thị trường tiền tệ vì hiện nay đã có cơ chế lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, bằng cách tăng lãi suất cơ bản, NHNN đã gửi thông điệp rằng “chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được áp dụng trong thời gian tới”. Điều này sẽ giúp giảm kỳ vọng lạm phát trên thị trường và cũng sẽ có tác dụng trong việc kiềm chế lạm phát thực tế, đặc biệt trong mùa vụ cao điểm cuối năm.
Lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn, vay qua đêm bù đắp thanh khoản lại tác động mạnh đến chi phí vốn trên thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa mặt bằng lãi suất có thể sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Mặt bằng lãi suất tăng làm giảm tăng trưởng tín dụng, khi mà “room” chỉ còn chưa đến 2% trong năm 2010 và cung tiền. Tín dụng và cung tiền vốn là nguyên nhân căn bản gây nên lạm phát Việt Nam; do vậy đây là cách hữu hiệu đề kiềm chế lạm phát.
Đối với tỷ giá
Tăng lãi suất VND khiến cho chênh lệch lãi suất đồng nội tệ và USD tăng lên. Điều này sẽ làm giảm động cơ tích trữ USD trên thị trường. Nhu cầu USD giảm làm hạ nhiệt những căng thẳng tỷ giá trên thị trường.
Qua quyết định này có thể thấy chủ trương của NHNN và Chính phủ là ưu tiên cho việc bình ổn nền kinh tế, khi mục tiêu tăng trưởng gần như đã đạt được. Hiện tại, có lẽ NHNN đã chấp nhận những thực tế diễn ra bấy lâu nay trên thị trường tiền tệ.
Quyết định tăng lãi suất “một mũi tên trúng hai đích” lạm phát và tỷ giá, hai vấn đề cơ bản gây bất ổn cho nền kinh tế. Chúng tôi cho rằng đây là một quyết định khó khăn nhưng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tuy vậy, chúng tôi đánh giá đây chỉ là giải pháp có tính chất ngắn hạn và đối phó, chứ chưa phải là một sách lược có tính dài hạn đối với nền kinh tế.


PN&HĐ: Chuẩn "châu Phi" cho bô-xít và... tivi cho Vinashin?

PN&HĐ: Chuẩn "châu Phi" cho bô-xít và... tivi cho Vinashin?

Tác giả: Khánh Linh

Dù không hề muốn, Phát ngôn & Hành động tuần này vẫn buộc phải tiếp tục hai chủ đề đã đề cập từ tuần trước, bởi cả hai vẫn giữ nguyên sức nóng như lửa đốt từ trong diễn đàn quốc hội lẫn ngoài vỉa hè xã hội.


Bô-xít và chuyện chuẩn... châu Phi?
Không được đưa vào chương trình nghị sự chính thức của kỳ họp lần này, nhưng không vì thế mà chủ đề bô-xít bị lãng quên. Cử tri sẽ "ghi điểm" cho ĐBQH Dương Trung Quốc, bởi ông (hình như là ĐBQH duy nhất) đã viết thư cho Chủ tịch Quốc hội đề nghị "tại kỳ họp này Chủ tịch cần bày tỏ một thái độ rõ ràng đối với những ý kiến quan ngại của nhân dân; các ủy ban của QH có liên quan cần có những hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật và bày tỏ ý kiến rõ ràng". Cũng chính ông (hình như lại là ĐBQH duy nhất) đã dành gần như trọn 7 phút quý giá trong thời gian thảo luận kinh tế - xã hội ở hội trường sáng 2.11 chỉ để nói về bô-xít, bỏ qua cả chục vấn đề nóng hổi khác.
Dù rằng trước ông, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã "xin phép phát biểu dài hơn một chút" để trấn an Quốc hội về sự an toàn của môi trường khi khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, bởi các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn là tiêu chuẩn hiện đại của thế giới, các chỉ tiêu về môi trường nghiêm ngặt nhất của Việt Nam quy định và với các yêu cầu cân đong, đo đếm rất cụ thể là cơ sở khoa học.
Nhưng ĐB Quốc đã chỉ ra một "thiếu sót" mấu chốt trong giải trình có vẻ như đã kỹ càng của Bộ trưởng Nguyên, rằng "việc triển khai xây dựng báo cáo về môi trường diễn ra cách đây đã 1 năm, không biết sau sự cố Hungary, đoàn giám sát của bộ đã đi chưa, như thế vẫn là những thông tin cũ.
"Đã một lần trên phương tiện thông tin đại chúng, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nói rằng đó là về lý thuyết còn trên thực tiễn là chưa rõ. Người ta đặt dấu hỏi về khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn như thế nào". Thông tin cũ nên ĐB Quốc không an lòng, và người dân cũng chưa thể an lòng.
Ấy là chưa kể, khi Bộ trưởng bảo các chỉ tiêu về môi trường nghiêm ngặt nhất của Việt Nam quy định thì người dân bỗng dưng cảm thấy hơi... rùng mình. Nói quốc tế xa xôi thì người dân còn "ù ù cạc cạc" không biết quốc tế nào, bởi quốc tế có 5, 7 đường quốc tế, chuẩn châu Âu châu Mỹ cao vời vợi hay chuẩn... châu Phi thì cũng hiển nhiên phải gọi là quốc tế thôi.
Quốc tế còn chưa chắc chắn, đằng này Bộ trưởng lại nhắc chỉ tiêu môi trường của Việt Nam thì thật không biết phải nghĩ thế nào. Môi trường của Việt Nam đang "sạch" thế nào thì người dân hoàn toàn có thể tự cảm nhận (bởi cũng rất tùy nơi), nhưng chuyện chuẩn Việt Nam thế nào thì cứ đi dọc Việt Nam xem các... trường chuẩn quốc gia là Bộ trưởng sẽ thấy chuẩn của mình còn thấp ra sao.
Nhớ lại chính những ngày này năm ngoái, Hà Nội còn được công nhận là đô thị sạch hẳn hoi, được công nhận mà chẳng người Hà Nội nào thấy vui, thậm chí họ còn trách những người trao danh hiệu là trao nhầm.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Ảnh Đất Việt
Lan man một tý chuyện chuẩn, chuyện sạch, để Bộ trưởng sẽ không ngạc nhiên khi người dân sẽ tỏ ý nghi ngờ khẳng định môi trường sẽ sạch "trên lý thuyết" của Bộ trưởng.
Chưa hết, Bộ trưởng bảo Hội đồng thẩm định của Bộ có tới 21 thành viên, nhiều gấp ba lần các hội đồng khác (thường chỉ có 7 - 9 thành viên), "gồm tới 18 nhà khoa học, bao gồm các GS, PGS và TS, chủ yếu là các đồng chí là viện trưởng, viện phó, giám đốc trung tâm khoa học, hiệu trưởng, hiệu phó các trường đại học, phải mời các đồng chí này vào, bởi vì đứng đằng sau các nhà khoa học này là cả các viện nghiên cứu, là hệ thống các trường đại học, các giáo sư đứng đằng sau, để thẩm định tất cả các lĩnh vực có liên quan". Giá như Bộ trưởng có thể công bố cụ thể tên của 18 nhà khoa học này, để xem đứng đằng sau họ có tổng cộng bao nhiêu viện nghiên cứu, bao nhiêu trường đại học, bao nhiêu giáo sư, đã bao quát đủ tất cả các lĩnh vực chưa?
Rồi phải đi hỏi một vài GS trong đó (nếu hỏi được tất cả thì còn gì bằng) xem họ đã bao giờ được mời tư vấn về những vấn đề liên quan đến dự án bô-xít này chưa. Chỉ khi họ đều bảo họ đã có tham gia rồi, và họ khẳng định là an toàn, thì may ra người dân mới tin, và có lẽ ĐB Dương Trung Quốc cũng tin.
Còn bây giờ, cũng như ĐB Quốc, người dân chỉ thấy rất nhiều nhà khoa học lên tiếng lo âu về dự án, cũng toàn những nhà khoa học lớn, thuộc các đại học hay viện nghiên cứu lớn cả. Vậy thì phải suy luận thế nào đây? Vì viện trưởng của họ, hiệu trưởng của họ chưa được mời vào hội đồng thẩm định của Bộ, hay được mời vào rồi mà chưa hỏi ý kiến họ, hay hỏi rồi mà lại...?
Vì quá thiếu dữ liệu nên không dám đưa ra kết luận gì, chỉ biết rằng thêm một cơ số lý do để người dân chưa thể tin chắc "như đinh đóng cột" như Bộ trưởng rằng khai thác bô-xít Tây Nguyên là an toàn.
Chỉ phân tích vài ý chứ chưa đi sâu vào những nội dung chuyên môn trong phát biểu của Bộ trưởng, đã thấy có nhiều điểm đáng quan ngại, nên chỉ xin phân tích thêm một điểm "nho nhỏ" nữa thôi. Trong kiến nghị của các nhân sĩ trí thức có nhắc chuyện Trung Quốc đã đóng cửa cả trăm mỏ khai thác bô-xít trên khắp đất nước vì ảnh hưởng đến môi trường. Còn trong phần trình bày của Bộ trưởng lại có nhắc việc đã tổ chức cho đoàn của Hội đồng thẩm định đi thăm Trung Quốc, để học tập kinh nghiệm. Giá như đoàn của Hội đồng thẩm định đến chính những nơi chính phủ Trung Quốc đã cho đóng cửa mỏ thì hay biết mấy? Bởi trăm nghe không bằng một thấy mà. Họ đóng cửa mỏ của họ, rồi lại sang khai thác mỏ của mình thì có đáng tin không?
Khai thác bo xit và Vinashin đang là vấn đề nóng nhất trong quốc hội, Ảnh Dân Trí
Không lẽ phải dùng từ "vô cảm"?
Đến đây thì xin dừng phân tích những phát ngôn của Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên, để trở về với ĐBQH Dương Trung Quốc.
Không chỉ tỏ ra chưa an lòng với giải trình của Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường, ĐB Quốc còn thẳng thắn "nhắc" chính phủ rằng, đến ngày Chính phủ hoàn tất báo cáo kinh tế xã hội để trình Quốc hội thì sự cố vỡ đập bùn đỏ ở Hungary đã diễn ra được nửa tháng, để đặt ra một câu hỏi "đau đáu": Không lẽ Chính phủ, tôi dùng chữ "vô cảm" đến mức không hề đả động trong nội dung báo cáo trước Quốc hội và Quốc hội cũng không yêu cầu Chính phủ giải trình trước hết để làm an lòng dân, sau nữa thể hiện tính nhạy bén và trách nhiệm giám sát thường xuyên của mình. Người dân quan sát thấy dường như cả Quốc hội và Chính phủ đều coi câu chuyện bôxít đã là chuyện "ván đã đóng thuyền".
ĐB Quốc không ngại ngần khi đưa ra sự so sánh có thể sẽ làm mất lòng nhiều người: "Những ý kiến mang tính chất phản biện khoa học và đầy tinh thần trách nhiệm của những người yêu cầu phải dừng hay xem xét lại dự án khai thác bôxit ở Tây Nguyên ngày càng nhiều về số lượng, càng có sức nặng thuyết phục về chất lượng. Trong khi đó, trả lời các quan chức có trách nhiệm của Chính phủ lại càng bộc lộ những vấn đề đáng lo ngại hơn về hiệu quả kinh tế trong khai thác và tiêu thụ, về sự thiếu đồng bộ giữa dự án khai thác và điều kiện hạ tầng để vận chuyển, về sự lựa chọn công nghệ và địa điểm chế biến tối ưu, về những rủi ro về sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài".
Ông Quốc không trốn tránh trách nhiệm của một đại biểu dân cử khi khẳng định sự tự phê phán của Quốc hội vẫn chưa tương xứng với trách nhiệm của Quốc hội, trong đó có mỗi ĐBQH chúng ta trong việc này.
Quốc hội vì là cơ quan quyền lực cao nhất nên sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất, "Bài học về sự đổ vỡ của Vinashin hoàn toàn có thể soi vào dự án bô-xít nên chúng ta buông lỏng quyền giám sát của Quốc hội, bỏ ngoài tai những ý kiến đóng góp của nhân dân không loại trừ sự lặp lại".
Xin không bình luận nhiều về những phát biểu này của ĐB Dương Trung Quốc, bởi ông Quốc đã nói quá thẳng thắn và thấu đáo suy nghĩ của ông, bình luận thêm có khi lại thành thừa. Chỉ xin "nhắc" thêm ĐB Quốc, rằng các quan chức có trách nhiệm của Chính phủ mà ĐB Quốc nhắc đến, phần đông trong số họ cũng chính là ĐBQH. Nghĩa là, họ sẽ phải chịu trách nhiệm kép cơ đấy.
Nhưng phải chăng chính vì "vừa đá bóng vừa thổi còi" mà người dân chẳng thấy bóng dáng người đại diện của mình trong các quan chức chính phủ.
Người dân lo thì cứ lo, còn các vị không ngừng khẳng định và tái khẳng định sự an toàn. Chỉ ĐB Quốc không phải thành viên Chính phủ mới đề nghị "có thể dừng lại Dự án bôxít để bàn bạc cho thấu đáo. Dự án Dung Quất đã kéo dài nhiều năm vì sự lựa chọn phương án tối ưu và cái tối ưu phải thuộc về lợi ích dân tộc của mình, vì thế việc dừng lại để bàn thêm dự án bôxít là điều không trái với lòng dân".
Con tàu Vinashin đang làm đất nước tròng trành, Ảnh Pháp luật Việt Nam
Sẽ có Ủy ban lâm thời Vinashin?
Chỉ mình ĐBQH Dương Trung Quốc đã làm "nóng" vụ bô-xít, đủ biết Vinashin sẽ nóng đến mức nào, khi đây là cái tên riêng được nhắc đến nhiều nhất trong 2 ngày thảo luận kinh tế - xã hội, đến mức nếu Vinashin là một con người, chắc chắn người ấy sẽ liên tục "hắt hơi". Liên tiếp các ĐBQH đại diện cho cử tri của miền Bắc đến miền Nam, miền xuôi lên miền ngược, nhắc đến Vinashin trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhắc nhiều quá đến mức các ĐB sau đó chỉ cần đề cập "trường hợp Vinashin như nhiều ĐB đã đề cập sáng nay, hoặc đề cập hôm qua" là quá đủ.
Ấy vậy nhưng lắng nghe phát biểu của các ĐBQH, sẽ thấy rất khác nhau. Chỉ xin chọn nhắc lại một vài phát biểu trong số đó, không dám khẳng định đã là tiêu biểu nhất hay chưa.
ĐB Lê Văn Cuông: "nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như thế thì vài ba vị trí đã phải lên tiếng xin từ chức rồi, nhưng ở ta thì chưa". Ảnh VietNamNet
ĐB Nguyễn Minh Thuyết tiếp tục thể hiện bản lĩnh khi bấm nút phát biểu sớm và dành toàn bộ thời gian "có hạn" để chỉ nói độc nhất chuyện Vinashin. Thời gian dành cho mỗi ĐB tối đa là 7 phút quy định, nhưng chắc chắn ĐB Thuyết không dùng hết 7 phút này, bởi phần phát biểu của ông khá ngắn gọn, lại là một bài đã chuẩn bị sẵn. Có điều, tập trung chỉ một vấn đề là chủ đích của ông, "để ngay sau buổi họp này trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội như một kiến nghị chính thức của đại biểu. Trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương xem xét và cho biểu quyết về kiến nghị của tôi".
Bởi là kiến nghị nên ông không phân tích nhiều về sự khổng lồ của con số 86 ngàn tỷ, mà tập trung vào câu hỏi "còn những ai nữa sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai phạm này?".
Nhắc lại vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cách đây hơn 6 năm, vì nuông chiều, luôn áp dụng những siêu cơ chế cho công ty của Lã Thị Kim Oanh dẫn đến thất thoát trên 100 tỷ đồng mà một vị Bộ trưởng đang rất được lòng dân, được lòng đại biểu Quốc hội đã phải từ chức và 2 vị Thứ trưởng đã phải ra trước vành móng ngựa. 100 tỷ đồng ngày ấy khiến một Bộ trưởng từ chức, 2 thứ trưởng ra trước vành móng ngựa, còn 86 ngàn tỷ hôm nay thì sao?
ĐB Thuyết bảo "Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh phóng đại cỡ 1000 lần" có thể "hơi quá", vì 6 năm qua mức độ trượt giá cũng nhiều rồi, nhưng vẫn chắc chắn một điều là vụ việc Vinashin nghiêm trọng hơn vụ việc Lã Thị Kim Oanh ngày xưa.
Vậy nên theo ĐB Thuyết, "trong trường hợp này các thành viên Chính phủ có liên quan phải kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội - cơ quan đại diện nhân dân cả nước bầu ra mình. Không thể chỉ nhận khuyết điểm một cách chung chung và tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm".
Đề xuất của ĐB cực kỳ cụ thể, đề nghị UBTVQH tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này. Trên cơ sở đó vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên Chính phủ có liên quan. Đề xuất này sau này thế nào cũng sẽ được ghi lại trong lịch sử của Quốc hội.
Không chỉ ĐB Thuyết mà rất nhiều ĐBQH có những đề xuất liên quan đến trách nhiệm của các thành viên chính phủ trong "vụ Vinashin".
Nhắc chuyện ở các nước, "nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như thế thì vài ba vị trí đã phải lên tiếng xin từ chức rồi, nhưng ở ta thì chưa", ĐB Lê Văn Cuông tán thành việc thành lập Ủy ban lâm thời, thậm chí còn tiến thêm một bước là phải lập "ngay trong kỳ họp này".
Một nhân vật quan trọng của Quốc hội vì mang hàm bộ trưởng là Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Lê Quang Bình cũng ủng hộ việc thành lập ủy ban lâm thời, ủng hộ một việc "chưa có tiền lệ", dù biết thời gian còn lại của nhiệm kỳ Quốc hội rất ngắn nhưng ông chỉ đưa ra đề xuất.
"Có thể sẽ phải mời rất nhiều chuyên gia độc lập và sử dụng kết quả của các cơ quan khác như kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành"
Khác với những lo âu về bô-xít là câu chuyện của tương lai, giải quyết hậu quả Vinashin là câu chuyện đã có hậu quả nặng nề (quá khứ), nên không thành viên Chính phủ nào thể hiện thái độ lạc quan trong tuần này (chỉ trong tuần này thôi, xin không nhắc lại chuyện của những tuần trước).
Vinashin sẽ giãi bày trên tivi?
Vinashin đã "hỏng", ĐBQH thì quyết liệt đòi quy trách nhiệm, đòi phải có người từ chức, đòi phải xử lý nên các thành viên chính phủ chỉ nhẹ nhàng giải trình để Quốc hội hiểu rõ hơn mà thôi.
Tổng thanh tra Chính phủ thì "phân tích chứ không đổ lỗi" chuyện chưa hề có một cuộc thanh tra toàn diện nào, là do ba lần định thanh tra nhưng năm thì do trùng lặp với Bộ Tài chính nên phải dừng, năm thì các tập đoàn tập trung khắc phục khủng hoảng kinh tế và suy thoái nên phải giảm áp lực thanh tra, năm nay thì lại phải "chờ" Ủy ban kiểm tra xong việc.
Vậy là "11 lần thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát mà không phát hiện được yếu kém, vi phạm của Vinashin" vì 11 lần làm việc với Vinashin từ đầu năm 2006 đến đầu năm 2010 là do các cơ quan khác nhau, hoạt động theo các quy định pháp luật khác nhau, thực hiện.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng thì "thấy có trách nhiệm của mình, thấy có khuyết điểm của mình" trong việc "nhiều vấn đề không phát hiện được, nhiều vấn đề phát hiện chậm, thậm chí tất cả những vấn đề cố ý làm sai trái là hoàn toàn không phát hiện được" nhưng cũng nói rõ thêm là "chúng tôi rất lúng túng" trong việc thực hiện chức năng giám sát khi không còn chế độ bộ chủ quản, Bộ chỉ còn chức năng quản lý ngành nên không thể can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn.
Ngoài ra, còn thêm Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc cũng giải trình trước Quốc hội, nhưng xin không nhắc đến những phát biểu ấy, bởi cả hai bộ trưởng đều đưa ra bài học kinh nghiệm về cơ chế nhiều hơn là trách nhiệm của chính bộ mình.
Dễ nhận thấy cách phát biểu trước QH của các thành viên Chính phủ trực tiếp liên quan đến "con tàu Vinashin". Nhưng xin được dẫn thêm phát biểu của một vài ĐBQH khác.
Đại biểu Nguyễn Văn Thuyết: "Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh phóng đại cỡ 1000 lần" Ảnh VietNamNet
ĐBQH Trần Bá Thiều (ĐBQH Hải Phòng, Tổng Cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng, Bộ Công An) dường như là người có phát biểu tươi sáng nhất, rằng "Hiện nay chúng ta vẫn ở trong tầm kiểm soát được Vinashin, nhiều đại biểu Quốc hội chưa hình dung hết được Vinashin như thế nào, thực sự Vinashin hiện nay nhiều con tàu vẫn đang xuất xưởng, vẫn đang được đóng mới, còn đám sai phạm thì ta xử lý hết sức nghiêm túc, chứ không phải Vinashin u ám và thất vọng như một số đại biểu phát biểu. Cơ quan điều tra đã làm việc hết sức nghiêm túc, tất cả những đối tượng sai phạm, những con người sai phạm ở đây đều được xử lý một cách nghiêm minh. Bộ Chính trị cũng giao cho Ủy ban kiểm tra Trung ương tiếp tục kết hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ trách nhiệm của các bộ, ban, ngành liên quan".
Có người băn khoăn, liệu khi phát biểu, ông Thiều đang là một ĐBQH, hay là một Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Công an, ông đang là ĐBQH hay thành viên chính phủ? Chỉ xin ghi nhận kiến nghị của ông Thiều: "Tôi kiến nghị với Quốc hội yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn Vinashin có một buổi báo cáo truyền hình trực tiếp trước Quốc hội để cho nhân dân và cho đại biểu Quốc hội tường tận về Vinashin hiện nay, không phải là để ù ù, cạc cạc, không biết gì cả thì cứ nói làm sao rất khó".
Nếu kiến nghị ấy được thực hiện, có khi đây sẽ là buổi truyền hình trực tiếp được đông đảo bà con đón xem nhất.
Xin chọn nhắc thêm phát biểu của một ĐBQH nữa, ĐBQH Nguyễn Đức Kiên (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng). Phát biểu của ông được chú ý "hơn người", bởi trong chưa đầy 2 tuần, ông đã có hai cách phát biểu rất khác nhau. Ngày 21/10, trao đổi với báo chí, ông Kiên khẳng định "Đứng về mặt khoa học kinh tế thì Nhà nước đã cho Vinashin phá sản rồi, có điều không tuyên bố thôi", còn hôm 2/11, phát biểu tại hội trường Quốc hội, ông lại bảo "Theo các báo cáo hiện nay tổng tài sản có của Vinashin là khoảng 103.000 tỷ, tổng tài sản nợ ghi trên sổ sách kế toán là khoảng 86.000 tỷ. Như vậy nếu đứng về mặt kinh tế cân đối của Vinashin là vẫn còn, vốn của chủ sở hữu vẫn còn, nó không phải mất đi nhưng vấn đề ở đây chúng ta nói với nhau là hiệu quả vốn đầu tư của vốn vay đối với Tập đoàn Vinashin như thế nào, chứ không phải Tập đoàn Vinashin đã phá sản".
Trong chưa đầy 2 tuần, một tập đoàn từ phá sản rồi lại thành không phá sản, chính xác theo lời của ông là "không phải đã phá sản". Người dân chịu chết không biết vì lý do gì ông lại thay đổi quan điểm 180 độ như thế? Cũng lại phải băn khoăn, không biết khi nào ông Kiên là ĐBQH, còn khi nào ông đang là Phó Chủ tịch UBND của một tỉnh?
Một câu hỏi xưa cũ nhưng buộc phải đặt ra, liệu một ĐBQH tham gia chính quyền có bị "xung đột lợi ích" khi phát biểu không? Không cần là Bộ trưởng mới khó, cứ "dính" đến chính quyền là khó rồi. Đành rằng, chính quyền của ta cũng là chính quyền "do dân, vì dân", nhưng khái niệm ai là dân thì mênh mông ghê lắm.

4 thg 11, 2010

Cơ chế Thủ tướng chủ quản?

Cơ chế Thủ tướng chủ quản?

Nguyễn Quang A
clip_image003
 
"Chúng sử dụng quá nhiều nguồn lực của nhà nước nhưng mang lại thành tích rất không tương xứng". Ảnh Lao Động.
 
Với mấy chục bộ và 19 tập đoàn tổng công ty như vậy, số đầu mối mà Thủ tướng phải trực tiếp điều khiển là quá lớn, vượt quá khả năng của một người, dẫu tài giỏi đến đâu.
Phiên họp của Quốc hội đã thực sự nóng khi có đại biểu kiến nghị lập Ủy ban điều tra về Vinashin và bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ vào cuối kỳ họp này. Đấy là những kiến nghị hợp pháp nhưng chưa rõ sẽ có được thực hiện không.
Vinashin, với khoản nợ lúc đầu được cho là 86 ngàn tỷ đồng, nay có thể lên 120 hay 130 ngàn tỷ (khoảng 4,5- 5% GDP). Không nghiêm túc cải tổ một cách quyết liệt các tập đoàn kinh tế nhà nước, sẽ có thể có thêm các Vinashin khác và có thể nguy hiểm cho nền kinh tế nước nhà. Chúng sử dụng quá nhiều nguồn lực của nhà nước nhưng mang lại thành tích rất không tương xứng. Có lẽ, từ bài học Vinashin, đã đến lúc chúng ta phải xem lại cụm từ "kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo".
Trước kia các tổng công ty còn do các Bộ (và một vài địa phương) quản lý trực tiếp (tức là Bộ là đại diện chủ sở hữu nhà nước, quyết định về nhân sự, kế hoạch..., giám sát hoạt động của chúng) vì thế người ta gọi là các bộ chủ quản. Cơ chế này có nhiều khiếm khuyết và bị kiến nghị hủy bỏ.
Với các tập đoàn (mà thực ra vẫn là các tổng công ty nhà nước có gắn thêm hai chữ “tập đoàn”) và các tổng công ty 91, các Bộ chủ quản trước kia nay mất các quyền quản lý đó mà chỉ tập trung vào quản lý nhà nước về ngành mình phụ trách.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, “Theo quy định, Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyền tập trung quản lý nhà nước và quyền chủ sở hữu của nhà nước đối với tập đoàn”. Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm các thành viên và chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc của các tập đoàn. Hiện tại có 19 tập đoàn và tổng công ty do Thủ tướng trực tiếp quản lý như vậy.
Với cơ chế Thủ tướng chủ quản này, quyền lực kinh tế đã tập trung quá cao vào tay một người và ẩn chứa những rủi ro khôn lường (thời xưa rải ra các Bộ và các địa phương, nên rủi ro cũng được trải ra và có thể không đến mức khốc liệt như với cơ chế Thủ tướng chủ quản).
Với mấy chục bộ và 19 tập đoàn tổng công ty như vậy, số đầu mối mà Thủ tướng phải trực tiếp điều khiển là quá lớn, vượt quá khả năng của một người, dẫu tài giỏi đến đâu. Không những thế chính trị gia hàng đầu của đất nước không thể đồng thời đảm nhiệm việc liên quan đến kinh doanh trực tiếp như vậy.
Liệu đã đến lúc cần xem lại cơ chế Thủ tướng chủ quản?

2 thg 11, 2010

Nghị ngủ mơ!!!

Nghị mơ
Xưa này người ta nói nhiều đến nghị gật nhưng ít ai nói đến Nghị mơ. Hôm nay, tôi có dịp theo dõi những phát biểu thảo luận của đại biểu QH. Điều đáng buồn là không ít đại biểu lại như đang ngủ mơ. Phát biểu thì hàm hồ, nói thiếu chắt chẽ và thể hiện sự non kém trong kiến thức ở nhiều lĩnh vực.

Câu đầu tiền thường nghe "tôi đồng ý cao...." sau đó là một loạt bài ca muôn thủa là tốt ngon lành.

Thời buổi này mà nhiều đại biểu vẫn "nước ta có .... km bờ biển nên ngành đóng tàu là kinh tế mủi nhọn, do vậy phải phát triển" kha kha. Không biết ông có hiểu như thế nào là kinh tế mủi nhọn không nhĩ!!!!.

Có người lại hùng hồn "Tôi tin năm 2020 nước ta trở thành nước công cơ bản công nghiệp với số người lao động nông nghiệp chỉ có 30%". ... Rất nhiều, vô cùng nhiều ..

Lại có ngài nóng rằng các đại biểu phải nói thế này thế kia hiểu nhầm về Vinashin...nghe mà đau lòng quá.

Còn hôm nay "Bác phó cuội" thì trông thật là thảm, già từng đó rồi mà phơi mặt cho thiên hạ chửu hỏi làm sao mà không buồn được. Chỉ tại cái tội cả nể nhận lời làm việc quá sức. Kể ra giờ tôi thương bác hơn là giận bác.

Quả là có rất nhiều cái phải bàn .. nhìn những gương mặt đó thì làm sao mà yên tâm về vận nước được

Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai (Kỳ II)

Luật sư Nguyễn Tiến Lập

Có lẽ không có quốc gia nào có bộ luật về quản lý đất đai đồ sộ và phức tạp như ở Việt Nam, nhưng khái quát về thực trạng pháp luật về đất đai của nước ta có thể diễn nôm rằng: “xác lập quyền rất khó, sử dụng và chuyển dịch quyền cũng khó nhưng tước bỏ quyền thì rất dễ”.
II/ Về sở hữu đất đai

Nếu lấy mục tiêu của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật như thể hiện trong Nghị quyết 48 –NQ/TW của Bộ chính trị năm ban hành năm 2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam từ 2005 đến 2010, tầm nhìn 2020” là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường và bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân để làm căn cứ đánh giá, thì có thể thấy rằng các quy định pháp luật về đất đai hiện nay đang tiếp tục là các “rào cản”. 

Có lẽ không có quốc gia nào có bộ luật về quản lý đất đai đồ sộ và phức tạp như ở Việt Nam, bao gồm Luật Đất đai 2003 và hơn 400 văn bản hướng dẫn sau đó được ban hành cho tới nay. Vấn đề ở chỗ đó không phải là tất cả pháp luật cần có về  đất đai (để điều chỉnh nó như là một loại tài nguyên, đối tượng sở hữu và tài sản theo BLDS) mà chủ yếu là các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước hay quản lý hành chính về đất đai, tức về thực chất xoay quanh bảo vệ các quyền và lợi ích của nhà nước với tư cách là “người đại diện chủ sở hữu (toàn dân) về đất đai”.

Khái quát về thực trạng pháp luật về đất đai của nước ta có thể diễn nôm rằng: “xác lập quyền rất khó, sử dụng và chuyển dịch quyền cũng khó nhưng tước bỏ quyền thì rất dễ”. Có nhiều khía cạnh để có thể bàn luận xung quanh thực trạng này, tuy nhiên xét về phương diện “sở hữu toàn dân về đất đai” có thể nêu một số vấn đề ở góc độ lý thuyết như sau:

Thứ nhất, khi Hiến pháp ghi rằng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thì cần coi đó là tuyên ngôn chính trị về sở hữu hơn là một chế định pháp lý. Đất đai nói chung, tương tự như không khí và ánh sáng là các yếu tố thuộc về môi trường sống tự nhiên, nên không thể là “tài sản” thuộc phạm trù sở hữu của luật dân sự được. Thay vào đó, các “mảnh đất” hay “thửa đất” cụ thể mới là đối tượng của sở hữu theo pháp luật. Luật về đất đai của các nước, do đó, chính là luật về địa chính.

Thứ hai, khi tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân trên cơ sở Luật Đất đai năm 1980, Nhà nước đã tước đoạt về mặt pháp lý (một cách đơn giản và dễ dàng) toàn bộ sở hữu tư nhân về đất đai ở Việt Nam. Tuy nhiên, bởi “đất đai” và “thửa đất” (hay “mảnh đất”) thuộc hai phạm trù khác nhau, do đó, trên thực tế, quá trình quốc hữu hoá các “mảnh đất” và “thửa đất” cụ thể đã không xảy ra sau đó. Hay nói một cách khác, Nhà nước vẫn phải thừa nhận một thực tế khách quan là ai ở đâu (trên mảnh đất nào) thì vẫn ở đó. Có nghĩa rằng về mặt pháp lý, Nhà nước chỉ can thiệp vào hai khía cạnh của quyền sở hữu đất đai, đó là kiểm soát quyền sử dụng và quyền định đoạt (chứ không tước đoạt hay giành lấy các quyền này). Từ nay, người dân (chủ sử dụng đất) muốn thay đổi mục đích sử dụng hay chuyển đổi, chuyển nhượng chủ quyền đối với các mảnh đất, thửa đất của mình thì phải xin phép và được sự đồng ý của Nhà nước. Như vậy, động cơ của hành động “quốc hữu hoá” nói trên không phải nằm ở vấn đề quyền sở hữu mà ở chủ trương của Nhà nước nhằm kế hoạch hoá tập trung một cách triệt để các quan hệ liên quan đến sở hữu đất đất đai.

Thứ ba, ngày nay, khi triển khai xây dựng nền kinh tế thị trường, việc kế  hoạch hoá của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội không còn nữa, dẫn đến chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai cũng mất hết ý nghĩa. Không những thế, việc tiếp tục duy trì chế định sở hữu này còn trực tiếp và/hoặc gián tiếp cản trở sự phát triển của nền kinh tế và quá trình làm giàu của người dân bằng việc hạn chế người dân biến các mảnh đất, thửa đất của mình thành tài sản và/hoặc vốn đầu tư. Mặt khác, chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai đã và đang gây ra các “lạm dụng” một cách công khai hay ngấm ngầm của tất cả các chủ thể liên quan đến sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai, bao gồm cả chính các cơ quan chính quyền, trong đó, thay vì chuyển đất đai thành tài sản và vốn đầu tư để phát triển kinh tế và đời sống thì biến nó thành phương tiện đầu cơ để trục lợi bằng tiền bạc ngắn hạn.

Cụ thể, từ góc độ thực tế của việc thi hành các chính sách về đất đai, có thể minh hoạ các yếu tố “rào cản” và “lạm dụng” nói trên như sau:

(a)    Yếu tố “rào cản”. Khi nói đến phát triển trong nền kinh tế thị trường tức là phát huy quyền tự do sáng tạo của người dân với tư cách là các chủ thể kinh tế. Theo đó, người dân cần phải có quyền tự do sử dụng các “mảnh đất”, “thửa đất” của mình như một phương tiện và/hoặc tài sản (hay vốn) kinh doanh. Nói đến “phương tiện” là nói đến tính linh hoạt và đa dạng về mục đích sử dụng.

Còn nói đến “vốn” hay “tài sản” trong kinh doanh tức nói đến khả năng chuyển dịch đơn giản và thuận tiện để “quay vòng” làm tăng giá trị đồng vốn và tài sản. Các khả năng này, rất tiếc đều bị cản trở hay hạn chế chính bởi cơ chế “sở hữu toàn dân”, trong đó điển hình là năm loại giới hạn về (i) chủ thể sử dụng đất (tức ai được giao đất hay thuê đất với các tiêu chí do cơ quan quản lý nhà nước quyết định), (ii) mục đích sử dụng đất (với các phân định rất chi tiết về các loại đất và hình thức pháp lý để có đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng), (iii) quyền liên quan đến việc sử dụng (ví dụ quyền thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế v.v..), (iv) thời hạn sử dụng đất (được quy định phổ biến là 20, 30 hay 50 năm, trừ đất ở dân sinh), và (v) thủ tục hành chính nặng nề và phức tạp để chuyển dịch và chuyển đổi quyền sử dụng đất. 

Cần lưu ý là trong thời gian qua, việc cấp các các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) đã được triển khai rộng rãi với quy mô và số lượng lớn, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là “sổ đỏ” thực chất có ý nghĩa gì?

Đối với đất ở dân sinh, “sổ đỏ” chỉ tái xác nhận “ai ở đâu vẫn ở đấy”, và do đó, người dân không thấy có ích lợi gì một khi nhận thức rằng đó là đất thuộc sở hữu của ông cha để lại hoặc đã bỏ tiền ra mua từ trước, nay để nhận được  một “tờ giấy màu đỏ” lại phải nộp tiền và làm các thủ tục phiền hà. Nếu đất có “sổ đỏ” sẽ dễ dàng mua bán, chuyển nhượng hơn thì xét từ lợi ích của người dân, đó cũng chi là các thủ tục do chính Nhà nước đặt ra trong khi từ trước đó, người dân vẫn giao dịch bằng giấy viết tay.

Trên thực tế, trong các giao dịch đất đai hiện nay, đặc biệt là đất ở, nếu đối với cơ quan nhà nước khi tiến hành các thủ tục hành chính liên quan thì chỉ cần dựa trên “sổ đỏ” được cấp cho các mảnh đất, song người dân vẫn hiểu rằng, theo tập quán của giao dịch dân sự thì người đứng tên trên “sổ đỏ” chỉ là người đại diện cho các chủ sở hữu để tiếp nhận “sổ đỏ” mà thôi. Do vậy, khi tiến hành giao dịch mua bán, chuyển nhượng, bên mua vẫn yêu cầu có sự đồng ý của tất cả những đồng sở hữu hoặc có quyền và lợi ích liên quan khác đối với mảnh đất. Trong trường hợp này, có thể thấy rằng các “yếu tố dân sự” được coi trọng và thực hiện triệt để hơn các “yếu tố hành chính”.

“Sổ đỏ”, một khi được cấp, đương nhiên sẽ tạo thuận lợi hơn cho bên cho vay tiền (nhất là các ngân hàng) tiếp nhận thế chấp đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp và các khó khăn lại xảy ra khi xử lý các thế chấp như vậy. Ngân hàng hay các bên cho vay hoàn toàn không dễ dàng phát mại tài sản thế chấp hay tiếp nhận quyền sử dụng đất thay thế bên vay bởi phụ thuộc một loạt các điều kiện được pháp luật quy định về chủ thể, mục đích, hình thức và thời hạn sử dụng đất như đã nói ở trên.

Nói tóm lại, hàng loạt các “sổ đỏ” đã được cấp sau các nỗ lực rất lớn của các cơ quan quản lý địa chính trong thời gian qua sẽ có thể phát huy tác dụng rất lớn cho đời sống dân sinh và đời sống kinh tế, nếu nó thật sự là các “chứng thư về sở hữu” đối với đất đai. Tuy nhiên với tính chất chỉ là các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (như tên gọi của nó), trong khi quyền sở hữu vẫn nằm trong tay “người khác” thì tác dụng và ý nghĩa của nó đã bị hạn chế rất nhiều.

(b)    Yếu tố “lạm dụng”. Trong thời gian qua, các “lạm dụng” trong lĩnh vực đất đai chủ yếu đến từ các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước tại các địa phương. Sự “lạm dụng” xảy ra đặc biệt nghiêm trọng trong hai khía cạnh (i) quy hoạch sử dụng đất và (ii) thu hồi quyền sử dụng đất hiện hữu của người dân (nhất là nông dân) để xây dựng các dự án công nghiệp và thương mại. Về mặt lý thuyết, quyền quy  hoạch sử dụng đất đương nhiên thuộc chủ sở hữu đất. Vậy nếu chủ sở hữu là “toàn dân” thì nhân dân phải được tham gia xây dựng quy hoạch.

Trên thực tế, nhân danh vai trò “đại diện  chủ sở hữu toàn dân”, các cơ quan chính quyền nắm giữ toàn quyền và độc quyền trong việc lập và sửa đổi quy  hoạch. Quá trình lạm dụng sẽ bắt đầu một cách “bài bản” khi có các nhóm lợi ích tư nhân từ phía các doanh nghiệp tham gia, thậm chí chi phối, dẫn đến hậu quả là quy  hoạch không còn phục vụ các mục đích “quốc kế dân sinh” mà chỉ nhằm hỗ trợ các nhóm lợi ích tư nhân tìm kiếm lợi nhuận thông qua các dự án kinh tế cụ thể.

Ngoài ra, Luật Đất đai và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã hợp thức quyền thu hồi đất của người đang sử dụng để phát triển các dự án kinh tế mà không tính đến tính chất và mục tiêu của các dự án này. Khác với giai đoạn của nền kinh tế kế hoạch trước đây, trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các dự án kinh tế được hình thành trên cơ sở các cân nhắc về lợi ích thương mại và vì động cơ lợi nhuận của cá nhân hoặc nhóm cá nhân các nhà kinh doanh.

Một sự cần thiết hay nhất thiết phải phân biệt giữa dự án vì lợi ích công cộng (trong đó có lợi ích của chính những người bị thu hồi đất) và dự án vì mục đích thương mại thuần tuý đã không được tính đến khi ban hành các văn bản pháp luật về đất đai và đầu tư. Do đó, hậu quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá thời gian qua, như các phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh báo, là sự mất và giảm nghiêm trọng “đất trồng lúa” và biến hàng triệu nông dân thành “tay trắng” về phương diện tư liệu sản xuất. Sự “lạm dụng” đó, theo chúng tôi, có nguyên nhân từ một cơ chế tâm lý và pháp lý đặc thù hình thành từ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

Thứ tư, thông qua phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, một quá trình tư nhân hoá về sở hữu đất đai đã và đang diễn ra trên thực tế một cách không thể tránh khỏi, dẫn đến vô hiệu hoá chế độ sở hữu toàn dân về đất đai như được xác định trong Hiến pháp 1992. Như trên đã nói, “chủ sở hữu đất đai” luôn luôn tách rời khỏi người chiếm hữu và sử dụng đất. Nhà nước (là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai) cố gắng duy trì quyền sở hữu của mình bằng cách can thiệp vào quá trình sử dụng và định đoạt đất.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra các quyền can thiệp một cách chủ động  này của Nhà nước đã và đang dần dần bị hạn chế và/hoặc khống chế bởi chính các yếu tố thị trường. Sự tác động của các quy luật thị trường (không chỉ bó hẹp trong nước mà còn bao gồm cả thị trường quốc tế và toàn cầu) gây sức ép làm phá vỡ các kế  hoạch chủ động, và trên thực tế những năm vừa qua đã buộc các cơ quan Nhà nước thường xuyên phải thay đổi các quy  hoạch phát triển kinh tế nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng đã ban hành.

Thực tế cũng chỉ ra rằng các dự án kinh tế có quy mô vừa và nhỏ có thể đáp ứng yêu cầu phải tuân thủ quy  hoạch; song các dự án lớn, thậm chí khổng lồ (với số vốn đầu tư được nêu ra tới hàng tỷ hay hàng chục tỷ USD) thì chắc chắn sẽ tác động làm thay đổi các quy  hoạch phát triển. Hơn nữa, các dự án đó phần lớn lại được khởi xướng và quyết định bởi các lực lượng tư nhân, là đối tượng chắc chắn chủ yếu quan tâm đến tỷ suất thu hồi đầu tư và lợi nhuận, hơn là những mục tiêu quốc kế, dân sinh.

Câu hỏi đặt ra là các cơ quan cấp phép đầu tư có thể từ chối cho phép các dự án đầu tư mang tính “gây sức ép” như vậy được không ? Có thể, nhưng rất khó, bởi về mặt công khai, Nhà nước đang và luôn luôn đứng trước một sức ép khác còn lớn và có tính trực tiếp hơn, đó là nâng cao và duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo ra công ăn việc làm, lấy phát triển kinh tế để bảo đảm ổn định chính trị và xã hội.

Trở lại khía cạnh sở hữu về đất đai, vấn đề chính ở chỗ các dự án kinh tế có phải luôn luôn được triển khai như cam kết của nhà đầu tư hay không, để qua đó cơ quan Nhà nước vẫn bảo đảm được các quy hoạch và kế hoạch về sử dụng đất? Trên thực tế vừa qua, trong phần lớn các trường hợp rủi ro đối với triển khai dự án, các cơ quan quản lý Nhà nước lại khó có thể thu hồi mà thường sẵn sàng đồng ý để chủ đầu tư gia hạn sử dụng đất, chuyển đổi mục đích và/hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân khác. Đối với không ít dự án kinh tế, các quá trình gia hạn, chuyển đổi và chuyển nhượng lại có thể tiếp tục diễn ra thêm một vòng hay nhiều vòng nữa, để cuối cùng, các khu đất đã được cấp (có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn hecta) vẫn nguyên hình là “đất” trong khi các lợi ích của các chủ đầu tư liên quan vẫn được thu hồi đầy đủ, thông qua việc quay vòng kinh doanh và buôn bán cái gọi là “thương quyền” đối với đất đai.

Những điều nêu ra một cách khái quát như vậy diễn tả bản chất của quá trình tư nhân hoá đất đai, trong đó các cơ quan quản lý Nhà nước không còn đủ sức để sử dụng các công cụ và biện pháp hành chính nhằm kiểm soát sự vận động của các yếu tố và quy luật thị trường, dẫn đến đánh mất các thực quyền của người chủ sở hữu. Hậu qủa của nó, mà cả Nhà nướcvà xã hội phải gánh chịu là giá đất ngày càng tăng trong khi hiệu quả thật sự của các dự án đầu từ thì ngày càng thấp.

Để kết luận, đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trên cơ sở Nghị quyết 48-NQ-TW nói trên, liên quan đến vấn đề sở hữu về đất đai, chúng tôi cho rằng trong năm năm qua hệ thống pháp luật của nước ta không tiến thêm được bước nào trong việc giải quyết những vấn đề căn bản như đã đề cập.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng không kiến nghị bãi bỏ chế độ sở hữu đất đai hiện nay một cách đơn giản. Thay vào đó, cần có sự nghiên cứu theo hướng đặt lại vấn đề có tính nguyên tắc của Hiến pháp 1992, theo hướng huỷ bỏ chế độ sở hữu toàn dân, đa dạng hoá sở hữu về đất đai, bao gồm sở hữu quốc gia (vĩnh viễn hay về cơ bản không tư nhân hoá), sở hữu của chính quyền và sở hữu tư nhân. Điều này là thông lệ phổ biến ở hầu hết các nước đã phát triển thành công.
Tháng 9/2010

Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai (Kỳ I)

Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai (Kỳ I)
Luật sư Nguyễn Tiến Lập

Trong suốt thời gian qua, bất chấp mọi cố gắng của các nhà làm luật, các vấn đề cơ bản liên quan đến sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề sở hữu vốn thuộc một trong những phạm trù “cổ điển” của khoa học pháp lý và phạm trù “sơ đẳng” của một hệ thống pháp luật. Do đó, hầu như không có khó khăn gì để minh định nó. Nguyên nhân có thể có nhiều, nhưng theo chúng tôi, phần quan trọng nằm ở các “rào cản” mà các nhà làm luật chưa thể vượt qua cả về tâm lý chính trị và nhận thức chính trị.
Ở khía cạnh pháp lý, “sở hữu” luôn luôn là vấn đề nền tảng của cả pháp luật kinh tế lẫn pháp luật dân sự. Hơn một nửa thế kỷ qua, việc xây dựng pháp luật ở nước ta đều đã xoay quanh khái niệm này, và trên thực tế đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản và nổi bật. Đó là thông qua các Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980 và 1992 và các đạo luật đơn lẻ khác, đặc biệt là Bộ luật Dân sự năm 1995 như một đỉnh cao, sau đó sửa đổi năm 2005,  Nhà nước ta đã khẳng định và sáng tạo ra các chế định liên quan đến chế độ và hình thức sở hữu, địa vị pháp lý của chủ sở hữu, các chế định kề cận v.v..

Tuy nhiên, có một thực tế là cho tới hiện nay, vẫn tồn tại hai cách tiếp cận với vấn đề sở hữu  khác nhau, thậm chí chồng chéo và lẫn lộn. Đó là tiếp cận chính trị và tiếp cận pháp lý.

Nhấn mạnh cách “tiếp cận chính trị”, chúng ta luôn luôn tìm cách phân định và phân biệt giữa chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa (với nền tảng là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa (mà nòng cốt là sở hữu tư nhân).  Trong khi đó, cách tiếp cận pháp lý đòi hỏi phải xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của các chủ sở hữu và các đối tượng liên quan trong các giao dịch liên quan đến sở hữu theo  “hình thức sở hữu”, vốn đa dạng, phong phú và đậm màu sắc thực tiễn hơn “chế độ sở hữu”.

Cụ thể, Hiến pháp 1992 quy định ba chế độ sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Đồng thời, Hiến pháp cũng xác định các đối tượng quan trọng thuộc sở hữu toàn dân, trong đó bao gồm đất đai và “phần vốn và tài sản Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp …”. Đến năm 2003, trong hai đạo luật quan trọng được Quốc hội thông qua là Luật Đất đai và Luật Doanh nghiệp nhà nước lại có hai quy định khác nhau liên quan đến hai đối tượng thuộc sở hữu toàn dân. Trong khi Luật Đất đai vẫn khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân còn Nhà nước là “đại diện chủ sử hữu toàn dân”, thì Luật Doanh nghiệp nhà nước lại định nghĩa rằng “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ…”.


Trong suốt thời gian qua mặc dù mọi cố gắng của các nhà làm luật, các vấn đề cơ bản liên quan đến sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước vẫn chưa được giải quyết. Tại sao vậy? Và vấn đề nằm ở đâu?

Có thể khẳng định rằng lý do không tại năng lực chuyên môn của các nhà làm luật. Vấn đề sở hữu vốn thuộc một trong những phạm trù “cổ điển” của khoa học pháp lý và phạm trù “sơ đẳng” của một hệ thống pháp luật. Do đó, hầu như không có khó khăn gì để minh định nó. Nguyên nhân có thể có nhiều, nhưng theo chúng tôi, phần quan trọng nằm ở các “rào cản” mà các nhà làm luật chưa thể vượt qua cả về tâm lý chính trị và nhận thức chính trị.

Về tâm lý chính trị, phải chăng đó là sự e ngại và né tránh để đối diện và cắt nghĩa về lý luận sự thay đổi có tính bước ngoặt của các chế định có tính nguyên tắc của Hiến pháp 1980 (trong đó khẳng định vị trí độc tôn của sở hữu xã hội chủ nghĩa với hai chế độ sở hữu là “toàn dân” và “tập thể”) thông qua ban hành Hiến pháp 1992 (với sự khẳng định cùng tồn tại của sở hữu tư nhân và nền kinh tế đa thành phần)?

Về nhận thức chính trị, phải chăng vẫn tồn tại định kiến xưa cũ rằng chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể được bảo đảm và xây dựng trên nền tảng của hoặc chế độ sở hữu toàn dân, hoặc hình thức sở hữu nhà nước ?

Ngoài ra, về mặt lý luận, dường như chúng ta vẫn để mặc nhiên tồn tại quan niệm mang tính giáo điều về phạm trù “sở hữu toàn dân” (cho đây là điều có tính tất yếu khách quan trong một xã hội xã hội chủ nghĩa), ở một cực này, và đơn giản hay tầm thường hoá nó bằng khái niệm “sở hữu nhà nước”, ở một cực khác, mà không có sự đào sâu để làm cho minh bạch.

I/ Về chế độ sở hữu toàn dân


Khái niệm sở hữu toàn dân là một sản phẩm của quá khứ. Trên công luận và trong một số công trình nghiên cứu thời gian qua, những vấn đề có tính nghi ngờ hoặc phê phán đã được mạnh dạn nêu ra theo hướng (i) có tồn tại thật không chế định này về mặt pháp lý, (ii) thực chất sở hữu toàn dân chỉ là cái “áo chính trị” của sở hữu nhà nước, và (iii) từ sự không rõ ràng của khái niệm và chế định này đã “đẻ” ra nhiều hệ quả và hậu quả khó giải quyết. Sự không rõ ràng này là có thật và được minh chứng bới các mâu thuẫn và không nhất quán trong các quy định của Hiến pháp với Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Đất đai v.v..

Đi sâu về mặt học thuật, có nhiều vấn đề cần bàn luận, thậm chí tranh cãi, về các khái niệm này. Chẳng hạn:

Nói đến “sở hữu toàn dân” đương nhiên có thể hiểu đó là quyền sở hữu chung của ít nhất tất cả mọi công dân đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này, về mặt pháp lý, đòi hỏi phải tạo ra một cơ chế để tất cả mọi người dân (tức các đồng sở hữu chủ) đều có quyền tham gia “định đoạt” và “hưởng lợi” từ quyền sở hữu này. Tuy nhiên, dân số vốn là một đại lượng có tính biến động, (chẳng hạn thông qua sự sống, chết và dịch chuyển), do đó, về mặt khách quan sẽ không bao giờ xác định được những ai cuối cùng đã, đang và sẽ là đồng chủ sở hữu. Để đơn giản hoá, sẽ có thể có cách lý giải (mặc dù khiên cưỡng) rằng, Quốc hội chính là chủ thể của sở hữu toàn dân vì là “cơ quan đại diện cao nhất”. Tuy nhiên, Quốc hội chỉ do các công dân từ 18 tuổi trở lên và những người không bị tước quyền công dân bầu ra chứ không phải toàn dân; hơn nữa, về thực chất, bầu cử là hành vi thực hiện các quyền chính trị (để cấu tạo ra bộ máy nhà nước) chứ không phải hành vi uỷ quyền dân sự trong quan hệ sở hữu. Ở đây, chúng tôi muốn nói tới tính vô lý về pháp luật và vô nghĩa về mặt thực tế của khái niệm sở hữu toàn dân. Mặc dù trong thời gian qua, khi cổ phần hoá các xí nghiệp quốc doanh ở Liên Xô và các nước vốn thuộc khối Đông Âu (cũ), để thể hiện thái độ nghiêm túc với chế độ sở hữu toàn dân, người ta đã chia cổ phần của các xí nghiệp này cho mọi người dân, chứ không chỉ “bán một phần cho cán bộ, công nhân viên” như ở nước ta.

Còn về “sở hữu nhà nước” thì sẽ có các câu hỏi đặt ra như: (i) Ai là nhà nước? (khái niệm “nhà nước” là một hệ thống các cơ quan và cấu trúc khác nhau chứ không phải một cơ quan tập trung hay thống nhất), (ii) “nhà nước trung ương” hay “nhà nước địa phương?, và (iii) Ai là đại diện cho chủ thể nhà nước? (phân biệt giữa cơ quan chính quyền, cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp). Một khi không làm rõ các vấn đề như vậy thì sẽ dẫn tới một loạt hệ quả là các hành động “nhân danh nhà nước” bao gồm cả sự chồng chéo lẫn lạm dụng về thẩm quyền.  Hiện nay, khi pháp luật xác định theo cách giải nghĩa rằng “nhà nước là người đại diện sở hữu toàn dân” thì cần đi tiếp theo lập luận này, mà theo đó chúng ta lại vấp phải vấn đề khác. Đó là, cũng theo pháp luật thì chỉ có Quốc hội là người có quyền đại diện nhân dân (tức đồng thời có thể sẽ là người đại diện sở hữu toàn dân) chứ không phải các cơ quan chính quyền (tức Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các địa phương). Và trong trường hợp như vậy thì cần phải xác định rõ là cơ quan chính quyền (hay nói gọn là “chính quyền”) sẽ chỉ đóng vai trò là người quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà thôi.

Với cách đặt vấn đề như trên, trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XI với các chương trình nghị sự quan trọng được trông đợi như sửa đổi Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, lấy đó làm tiền đề để sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng tôi xin kiến nghị và đề xuất như sau:

(a)    Về phương diện chủ thể sở hữu:

Xem xét bỏ khái niệm và chế định “sở hữu toàn dân” vì không có cơ chế thực hiện đồng thời không có ý nghĩa thực chất, mà thay vào đó xác định các chủ thể mới thay cho “toàn dân” và “nhà nước”. Cụ thể, đưa vào hai khái niệm mới là sở hữu quốc gia và sở hữu của chính quyền (bao gồm sở hữu của chính quyền trung ương và sở hữu của chính quyền địa phương như tỉnh, huyện và xã), coi đó là hai hình thức quan trọng nhất của sở hữu công cộng. Theo chúng tôi, khái niệm “quốc gia” không chỉ rộng mà còn sâu sắc hơn khái niệm “toàn dân”. “Quốc gia” bao gồm cả lịch sử của nhiều thế hệ con người Việt Nam sống trên lãnh thổ này (tức quá khứ), hiện tại (toàn dân) và tương lai (bao hàm sự phát triển). Quốc gia là phạm trù khái quát nhưng có thực, tồn tại lâu dài, không phụ thuộc vào người dân với tư cách các cá thể thuộc phạm trù có tính biến động. Sở hữu quốc gia có ý nghĩa đặc biệt, là đối tượng bất di, bất dịch, không thể mua, bán, chuyển nhượng và được bảo hộ đặc biệt.  Sở hữu của chính quyền, ngược lại, có tính linh hoạt. Chính quyền có thể mua, bán, chuyển đổi, chuyển nhượng các đối tượng thuộc sở hữu của mình trên cơ sở Bộ luật Dân sự.

(b)    Về phương diện đối tượng sở hữu:

Hiến pháp 1992 hiện hành, tại Điều 17, có liệt kê các đối tượng thuộc sở hữu toàn dân, tuy nhiên vừa quá “mở” (rất tuỳ nghi), vừa không cụ thể và đặc biệt không có sự phân loại theo cấp độ quan trọng xét về mặt tài sản của một quốc gia hay nhà nước. Chẳng hạn, khi nói đến các “công trình kinh tế, văn hoá và khoa học…” thì quá mở và tuỳ nghi, hoặc khi liệt kê các đối tượng sở hữu thì lại đồng hạng giữa “đất đai, rừng núi, sông hồ …” với “phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp…” vốn rất khác nhau về tính chất cũng như ý nghĩa chính tị, kinh tế và xã hội. Cần lưu ý rằng tài sản thuộc sở hữu “quốc gia”, “nhà nước” hay “toàn dân” không chỉ mang đến nguồn lợi mà còn là gánh nặng về tài chính và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân, trước hết với tư cách là người đóng thuế, do đó, vấn đề không chỉ là bảo vệ đối với các tài sản này mà còn là sự kiểm soát của nhân dân đối với sự gia tăng của nó (ví dụ sự đầu tư xây dựng công trình hay mua sắm của các cơ quan chính quyền cần phải bị kiểm soát trong các giới hạn theo luật định).  Do đó, chúng tôi đề xuất cần có cơ chế pháp lý để phân định, phân loại, kiểm soát sự gia tăng và biến động cũng như đặt ra các giới hạn về loại cũng như quy mô giá trị đối với các tài sản thuộc loại hình sở hữu đặc biệt này.