Tác giả: Huỳnh Phan
Những dấu ấn của doanh nhân trên chính trường, cầu trường và trường quốc tế, nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10, là những lát cắt của Mục Phát ngôn và Hành động tuần này.
Ly kỳ Đại sứ Du lịch
Người "mở hàng" cho những câu chuyện doanh nhân tuần này là Đại sứ Du lịch Lý Nhã Kỳ vừa mới được bổ nhiệm ngày 21.9 vừa rồi.
Đó là một doanh nhân, một nữ diễn viên, kiêm đại diện của tổ chức từ thiện quốc tế. Đặc biệt, cô rất xinh đẹp, gợi cảm. Và thông thạo liền một lúc 3 ngoại ngữ là Đức, Anh, Hoa.
Một khởi đầu đẹp như mơ! Thế nhưng, câu chuyện có nguy cơ "không có hậu"...
Nguyên nhân là do cách lựa chọn mà dư luận và công luận cảm thấy không mấy bài bản và minh bạch của một bộ đã bị tai tiếng khá nhiều liên quan tới "kính thưa các kiểu bầu, chọn". Kể từ dự án phim "Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long" năm ngoái tới các giải thưởng Nhà nước và Hồ Chí Minh năm nay.
Thứ nhất là sự không minh bạch trong việc công bố tuyển chọn, khi những tuyển trạch viên tiến hành công việc này một cách ngấm ngầm trong suốt 3 tháng qua. Mặc dù, họ có nói là nữ đại sứ đã vượt qua 6 ứng viên khác. Đó là chưa kể tới việc họ giấu tiệt tên tuổi của những ứng viên này.
Thứ hai là dường như họ đã thiếu sự tôn trọng cần thiết với dư luận, công luận và cả các cơ quan liên quan, khi qui chế tuyển chọn chỉ được công bố một ngày trước khi vị nữ đại sứ được bổ nhiệm.
Và cuối cùng là cách trả lời vòng vo, tiền hậu bất nhất của họ trước các thắc mắc của báo giới.
Đến mức nhà báo lão thành trong lĩnh vực văn hoá Nguyễn Thị Minh Thái đã phải thốt lên: "Cô Lý Nhã Kỳ này là tiêu chí chứ không phải cô này phù hợp với tiêu chí được đề ra từ trước."
Kết quả là vị Tân Đại sứ Du lịch đã phải thay họ chịu "búa rìu" của dư luận. Mặc dù, với những tiêu chí như có đóng góp nhiều cho xã hội (làm từ thiện) và nhất là khả năng tự chi trả trong khi thực hiện nhiệm vụ của một đại sứ du lịch là những thế mạnh đương nhiên của Lý Nhã Kỳ.
Công luận dường như tập trung nhiều vào việc mổ xẻ tiêu chí thứ ba, tức là Đại sứ Du lịch bắt buộc phải là người nổi tiếng. Ông Cục trưởng Hợp tác Quốc tế Văn Tình khẳng định Lý Nhã Kỳ là một diễn viên tài năng và nổi tiếng. Trong khi đó, đa số các phóng viên văn hoá không thừa nhận điều này.
Đặc biệt, một cây bút của Báo Sài Gòn Tiếp Thị là Dung P. (theo nguồn tin riêng và rất đáng tin cậy của người viết thì đây là bút danh khi viết về giải trí của nhà báo Xuân Thi chuyên theo dõi mảng văn hoá) còn gọi Lý Nhã Kỳ là "Bình hoa di động" trong các bộ phim mà cô đóng.
Thậm chí, có những phóng viên còn cho rằng nếu qui chế bổ sung thêm vào tiêu chí "người nổi tiếng" cụm từ "vì tai tiếng" thì việc chọn Lý Nhã Kỳ "chuẩn không cần chỉnh". Họ dẫn ra câu chuyện "phim giả, tình thật" giữa Lý Nhã Kỳ và Việt Anh, hay pha "lộ hàng" quá lộ liễu trong vở ca kịch lịch sử tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp ông chuẩn bị tròn 100 tuổi...
Tuy nhiên, không phải là không có những bậc "anh hùng", giữa đường thấy chuyện bất bằng đã
ra tay giải cứu "mỹ nhân". Nhà báo Tất Đạt của Tuổi Trẻ là một ví dụ.
"Quốc tế sẽ không cần nhớ, ít quan tâm đến chị với tư cách diễn viên, người mẫu (thậm chí cả xìcăngđan, nếu có), mà thông qua chị, nhìn vào hành động cụ thể của chị, họ sẽ đánh giá, nhận định đầy đủ về vẻ đẹp, sự quyến rũ của du lịch, văn hóa, con người Việt Nam", nhà báo này nêu quan điểm.
Một nhân vật khác, còn nổi tiếng hơn, là nhà thơ - nhà báo - MC Đỗ Trung Quân đã thể hiện quan điểm một cách dứt khoát hơn nhiều trên blog "Quê Choa", với bài viết nhan đề "Lý Nhã Kỳ, tôi chọn em". Mặc dù, tác giả của bài thơ "Quê hương" nổi tiếng, nhất là sau khi được phổ nhạc, tiết lộ với người viết rằng bản thân Lý Nhã Kỳ không phải là chủ đề ông muốn đề cập trong bài viết.
Theo Đỗ Trung Quân, chính sự thiếu hụt một cái phông kiến thức toàn diện về văn hoá, qua những gì Lý Nhã Kỳ đã thể hiện, lại là một thế mạnh của cô. Để cô có thể chuyển tải một cách trung thực nhất cho khách du lịch nước ngoài về tình trạng xuống cấp của những danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá tuyệt vời ở Việt Nam, về cách ứng xử nhiều khi rất thiếu văn hoá nơi công cộng, hay "văn hoá nghệ thuật lãnh vực nào cũng đầy chữ đạo"...
Quả thực đây là một sứ mạng quá lớn mà nhà thơ - nhà báo Đỗ Trung Quân giao cho Tân Đại sứ Du lịch Lý Nhã Kỳ. Bởi, theo người viết, ngay cả trong chiến lược thông tin đối ngoại nói chung (mà du lịch chỉ là một mảng nhỏ) hiện vẫn tồn tại hai loại ý kiến: Thứ nhất là "đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại"; hai là "Việt Nam là như thế đấy".
Riêng trong lĩnh vực du lịch, theo thiển nghĩ của người viết, quảng bá kiểu đầu tiên rất dễ "lợi bất cập hại", bởi trong ngành này việc khách quay trở lại mới là quan trọng. Đó là chưa nói đến việc chính họ mới là những vị đại sứ du lịch hiệu quả nhất trong việc quảng bá Việt Nam ra quốc tế. Đừng để họ cảm thấy bị lừa khi sang Việt Nam lần đầu.
Viết đến đây, người viết tự nhiên lại thấy lo lo cho Đại sứ Lý Nhã Kỳ. Bởi dường như cái thói quen xưa nay của cô trong việc duy trì sự hiện diện của mình trên truyền thông lại không hợp với vai một đại sứ. Đó là kiểu "úp úp, mở mở", "hư hư, thực thực" về người cha đẻ người Nga và cha nuôi người Việt, hay cái trường đại học mà cô nói lấy được bằng cử nhân kinh tế.
Thậm chí cả cách cô giải thích vòng vo về tính xác thực về lịch sử trong cái áo "lộ ngực" cô mặc trong vở diễn "Bản hùng ca Điện Biên", trước khi yêu cầu "cậu đánh máy", à quên, nhà thiết kế trang phục phải xin lỗi cô trên báo, cũng thực khó chấp nhận.
Lý Nhã Kỳ nói rằng cô mong muốn mọi người hãy nhìn cô với hình ảnh hiện tại và tương lai, chứ không phải quá khứ. Theo người viết, thay đổi hình ảnh không đơn giản chỉ là thay chiếc áo hở ngực bằng chiếc áo vét kín đáo, hay tấm áo dài... Điều quan trọng hơn là thay đổi một thói quen trong hành xử. Và điều đó không hề đơn giản.
Nước Nga, quê hương của cha đẻ Lý Nhã Kỳ có một câu tục ngữ rất hay là "Privutchka - vtoraja natura", tức là "Thói quen là bản năng thứ hai".
Nói là nói vậy thôi, chứ Lý Nhã Kỳ đã được "bế lên lưng ngựa". Và việc của cô là phải giữ chắc dây cương, nếu không muốn ngã ngựa.
Hãy tự tin lên. Ai mà chẳng qua giai đoạn "vạn sự khởi đầu nan". Và cũng đừng nghĩ rằng việc nhận làm Đại sứ Du lịch là một sự hy sinh bản thân mà cảm thấy nản lòng mỗi khi có điều chê tiếng trách. Dư luận là vậy mà.
Một tiền lệ tốt
Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Vạn Bảo trên báo Pháp Luật TP HCM về sự khởi động một tiến trình gần như là hi hữu trong lịch sử lập pháp của nước CHXHCN Việt Nam: ba đại biểu Quốc hội đề xuất ba dự luật!
Đặc biệt, hai trong ba đề xuất đó lại được các đại biểu là doanh nhân thực hiện. Đó là bà Đặng Thị Hoàng Yến với dự án luật bảo vệ quyền riêng tư, và đại biểu Nguyễn Minh Hồng với dự án luật nhà văn.
Đối với đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, người nữ doanh nhân đã từng đối mặt với chuyện tố cáo, nghi ngờ tư cách ĐBQH, đây là một bước đi quan trọng để khẳng định tính chuyên nghiệp của mình. Trước đó, bà đã uỷ nhiệm cho một văn phòng luật sư xử lý những tranh cãi liên quan tới những thông tin đời tư của bà xuất hiện trên một số tờ báo.
Tuy nhiên, mục đích của đại biểu là thành viên của Uỷ ban Giáo dục Quốc hội không chỉ dừng ở đó. Bà mong muốn dự án luật này phải cụ thể hoá quyền của công dân được ghi trong Hiếp pháp, nhưng chỉ được điển hoá một phần tại Bộ Luật Dân sự, Luật Giao dịch Điện tử, hay Luật Báo chí. Đó là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền được đảm bảo an toàn và bí mật đối với thư tín, điện tín...
Để củng cố thêm cho lập luận của mình, đại biểu này cho biết qui định tại Khoản 4, Điều 10, Luật Báo chí là "Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân" là quá chung chung, không có chế tài cụ thể...
Chắc hẳn, đề xuất này của đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến sẽ nhận được sự đồng tình của nhiều cử tri làm trong ngành giải trí và kinh doanh, khi những thông tin đời tư bị tiết lộ ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh và công việc làm ăn của họ. Và chắc hẳn, nguồn kinh phí huy động từ các nhà tài trợ mà đại biểu này đề xuất cũng chủ yếu dựa vào hai đối tượng này.
Nhưng không chỉ có vậy. Người viết tin rằng dự án luật này sẽ nhận được sự ủng hộ của các giới khác trong xã hội, nhất là trí thức và văn nghệ sĩ - những người có thể ý thức được rõ ràng nhất câu nói nổi tiếng của nhà chính trị họ Mỹ Rhoda Howard mà đại biểu này đã dẫn ra là "Nếu không có sự riêng tư, một người không thể phát triển được ý thức rằng cá nhân của con người là một giá trị thực chất mô tả vai trò xã hội của người đó".
Hơn nữa, với quyền riêng tư được bảo vệ, như khẳng định trong Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên, xã hội Việt Nam sẽ tiến thêm một bước quan trọng nữa trên con đường tiến tới sự "công bằng, dân chủ, văn minh" - mục tiêu được khẳng định trong mọi chủ trương, chiến lược phát triển của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Một quyền công dân khác, được ghi trong Hiến pháp, cũng đã được một đại biểu quốc hội khác đề xuất trong một dự án luật. Đó là dự án luật biểu tình, do đại biểu Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ) đề xuất.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh, mà theo đại biểu Dương Trung Quốc là "khi chúng ta không có luật thì Nhà nước không điều chỉnh được hoạt động gọi là tự phát của người dân, người dân cũng không biết hành xử thế nào cho đúng."
"Trong khi đó, xã hội nảy sinh không ít vấn đề mà người dân thấy có nhu cầu bày tỏ thái độ của mình", đại biểu Dương Trung Quốc nhận xét. Tuy nhiên, ông không nêu rõ những vấn đề nảy sinh đó là gì, chắc hẳn với một tiền giả định là ai cũng hiểu điều ông muốn ám chỉ.
Được biết, trước đó đại biểu Dương Trung Quốc cũng từng đưa ra đề xuất này trước Quốc hội, nhưng chưa nhận được sự ủng hộ cần thiết.
Để tăng thêm tính thuyết phục cho đề xuất của người đồng nghiệp tại quốc hội, ông Dương Trung Quốc đã đưa ra một dẫn chứng quan trọng. Đó là sau Cách mạng Tháng Tám, khi Hiến pháp còn chưa được soạn thảo và ban hành, tháng 9.1945 Hồ Chủ tịch đã ký ban hành sắc lệnh về quyền biểu tình.
Những người lạc quan nhìn nhận đây là một cơ hội để người dân thể hiện trách nhiệm công dân của mình, khi bản dự thảo được đưa ra lấy ý kiến, và quốc hội, nhất là uỷ ban pháp luật, thể hiện khả năng bản lĩnh của mình trong quá trình thẩm định và thông qua nó.
Cuộc "lật đổ" ngoạn mục
Đó là cuộc "lật đổ" do một nhóm 6 "đại gia" trong làng túc cầu Việt Nam thực hiện vào cuối tuần trước, khi họ thành công trong "yêu sách" buộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phải trao quyền điều hành giải bóng đá chuyên nghiệp cho một nhà điều hành chuyên nghiệp - Công ty VPF.
Theo tường thuật của báo chí, vào sáng 29.9, thay vì bàn bạc thống nhất phương án tổ chức điều hành các giải đấu trong mùa giải 2012, và bầu trưởng Ban Tổ chức giải, như kế hoạch, nhóm G6 này đã đưa ra bàn thảo chủ đề VPF - một đề án mà tối hôm trước họ đã thoả thuận trước với nhau.
Giải thích về nhu cầu bức thiết chuyển sang mô hình điều hành mới, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức đã "vạch" cho mọi người thấy tất cả những yếu kém trong công tác tổ chức của VFF khi điều hành mùa giải vừa qua, trước khi đưa ra "tối hậu thư".
"Nếu VFF không thay đổi mà vẫn duy trì cung cách tổ chức, điều hành như cũ, tức là kéo dài sự không tuân thủ luật thể thao, là sai phạm. Giải chuyên nghiệp phải thuộc về các CLB chuyên nghiệp", bầu Đức dõng dạc tuyên bố, kèm theo lời doạ sẽ rời bỏ giải chuyên nghiệp ngay hôm sau, nếu VFF vẫn khăng khăng không chịu "phục thiện".
Quả thực, nếu bầu Đức cùng nhóm G6 rũ áo ra đi, chắc các ông bầu còn lại cũng chẳng mặn mà gì, và, nếu chắc bộ máy của VFF phải chia bên ra mà đá "phủi", uống bia, với nhau thôi.
Vẫn còn sớm để bàn về VPF, cũng như kỳ vọng về nó, nhưng rõ ràng sự thay đổi này là cần thiết và đúng lúc.
Điều này được thể hiện trong những phát biểu đầy thiện chí của những đại diện cho "quyền lực" vừa bị lật đổ.
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đến lúc này mới "bật mí" rằng ông đã từng đến Anh với dự định thuê một công ty để cùng tổ chức SEA Games 22, nhưng lại thôi vì không thấy cơ chế của họ phù hợp với Việt Nam.
Xem ra, ông Trọng Hỉ này cũng trăn trở lắm, chứ không phải "vui là chính", như có người nhận xét về ông.
Ngạc nhiên nhất là Phó Tổng Thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi, người trước đó vừa bị các ông bầu, với nòng cốt là nhóm G6, ép phải từ chức vì khả năng điều hành yếu kém và thiếu minh bạch, cũng đã lên tiếng khen "nức nở" bản đề án của bầu Kiên. Ông Khôi cũng khéo khoe rằng chính ông đã trình bày một bản đề án tương tự ("nhưng không hoàn thiện như của anh Kiên") lên VFF, nhưng, rủi thay, lại vào thời điểm chưa "chín muồi".
Tự nhiên, người viết nhớ lại câu nói của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với đại diện Việt Kiều từ năm châu cách đây 2 năm là "do cái cơ chế khiến người ta, dù không muốn tham nhũng, vẫn cứ phải tham nhũng". Ở đây người viết không ám chỉ gì bậy bạ đâu, mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng "cơ chế nó khiến cho con người của VFF trở nên kém cỏi, thiếu minh bạch thôi".
Chính Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cũng khẳng định điều này.
"Tôi công tác 14 năm ở VFF, tôi chưa thấy cán bộ, nhân viên dưới quyền mình tư duy kém hơn mặt bằng xã hội. Nhân viên của tôi rất tận tụy, hết lòng với công việc... Tôi, anh Hỷ, anh Trung (PCT Nguyễn Lân Trung), anh Tuấn (TTK Trần Quốc Tuấn) vẫn miệt mài làm việc với những vấn đề nóng bỏng nhất...", ông khẳng định.
Cũng chính vì vậy, PCT Lê Hùng Dũng cũng hy vọng rằng mô hình VPF sẽ là cái bình mới chứa rượu cũ, chuyển từ VFF sang.
"VPF ra đời không làm giảm, hay suy yếu vị trí của VFF, mà chỉ là điều chuyển một phần công việc, trong đó, VFF tiếp tục chi phối. Bộ máy điều hành phía dưới, các phó giám đốc, các phòng ban sẽ giống như BTC giải hiện nay. Các cán bộ của BTC hiện nay sẽ được điều chuyển", ông chia sẻ hy vọng với một độc giả trong một chương trình giao lưu trực tuyến.
Ông còn chỉ rõ rằng sở dĩ hình ảnh của VFF xấu đơn giản là do sự thiếu khách quan của một số cơ quan báo chí thôi.
"Tôi buồn với một số cơ quan báo chí nhìn nhận vấn đề thiếu khách quan. Họ dựng lên một giả thuyết VFF là những người trì trệ, bảo thủ, hám quyền, hám lợi, bám vào cái ghế mà không nhường cho người khác. Hay như họ luôn trích lời phát biểu của một vị lãnh đạo VFF trước đây rằng mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng xã hội", ông than.
Vì tương lai tươi sáng của nền bóng đá nước nhà, người viết cũng muốn tin rằng có nhiều sự thật trong lời giải thích của ông PCT Lê Hùng Dũng. Chí ít, niềm tin này cũng không kém so với niềm tin vào Đại sứ Lý Nhã Kỳ.
Có một điều khiến người viết vẫn thấy lo lo là liệu bầu Kiên và nhóm G6 có chia sẻ niềm tin này với người viết không. Và, nếu có, tại sao họ lại làm căng thế nhỉ, người viết cứ băn khoăn mãi.
Nhất là ông bầu này, trước đó, đã tuyên bố như đinh đóng cột: "Tôi chỉ có một tâm nguyện là làm một thứ bóng đá sạch. Để có được điều đó thì phải có một giải đấu sạch, một tổ chức điều hành sạch."
Một đồng nghiệp của người viết từ báo Sài Gòn Tiếp Thị là Mai Quốc Ấn, không biết có tôn thờ thuyết âm mưu hay không, lại dự báo rằng đang có một cái bẫy lớn giăng sẵn cho ông bầu Kiên và nhóm G6 trong cuộc tranh chấp quyền lực ở VPF. Bởi, theo nhà báo Quốc Ấn, trong số 14 CLB ở V-League, có những ông bầu "thân VFF" vì được hưởng lợi từ cách điều hành của BTC cũ.
Và ông thầy bói "cao tay ấn" này đã phán rằng để tránh cái "hạn" này, bầu Kiên phải nhanh chóng giải quyết vụ bất hoà với bầu Hiển, liên quan đến "siêu sao" Lê Công Vinh. Cũng như phải nhanh chóng thuyết phục được nhóm "trung dung", vốn đang theo dõi sát sao cán cân quyền lực giữa hai phe nhóm.
Tự nhiên, người viết lại thấy lo lo cho bầu Kiên và những người đồng chí của ông. Mặc dù, người viết biết rằng đằng sau ông hiện giờ còn có một quân sư "lắm mưu, nhiều kế", nguyên là trưởng ban tổ chức TW và cũng từng ngồi ở vị trí ông Trọng Hỷ bây giờ.
Người "mở hàng" cho những câu chuyện doanh nhân tuần này là Đại sứ Du lịch Lý Nhã Kỳ vừa mới được bổ nhiệm ngày 21.9 vừa rồi.
Đó là một doanh nhân, một nữ diễn viên, kiêm đại diện của tổ chức từ thiện quốc tế. Đặc biệt, cô rất xinh đẹp, gợi cảm. Và thông thạo liền một lúc 3 ngoại ngữ là Đức, Anh, Hoa.
Một khởi đầu đẹp như mơ! Thế nhưng, câu chuyện có nguy cơ "không có hậu"...
Nguyên nhân là do cách lựa chọn mà dư luận và công luận cảm thấy không mấy bài bản và minh bạch của một bộ đã bị tai tiếng khá nhiều liên quan tới "kính thưa các kiểu bầu, chọn". Kể từ dự án phim "Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long" năm ngoái tới các giải thưởng Nhà nước và Hồ Chí Minh năm nay.
Thứ nhất là sự không minh bạch trong việc công bố tuyển chọn, khi những tuyển trạch viên tiến hành công việc này một cách ngấm ngầm trong suốt 3 tháng qua. Mặc dù, họ có nói là nữ đại sứ đã vượt qua 6 ứng viên khác. Đó là chưa kể tới việc họ giấu tiệt tên tuổi của những ứng viên này.
Thứ hai là dường như họ đã thiếu sự tôn trọng cần thiết với dư luận, công luận và cả các cơ quan liên quan, khi qui chế tuyển chọn chỉ được công bố một ngày trước khi vị nữ đại sứ được bổ nhiệm.
Và cuối cùng là cách trả lời vòng vo, tiền hậu bất nhất của họ trước các thắc mắc của báo giới.
Đến mức nhà báo lão thành trong lĩnh vực văn hoá Nguyễn Thị Minh Thái đã phải thốt lên: "Cô Lý Nhã Kỳ này là tiêu chí chứ không phải cô này phù hợp với tiêu chí được đề ra từ trước."
Kết quả là vị Tân Đại sứ Du lịch đã phải thay họ chịu "búa rìu" của dư luận. Mặc dù, với những tiêu chí như có đóng góp nhiều cho xã hội (làm từ thiện) và nhất là khả năng tự chi trả trong khi thực hiện nhiệm vụ của một đại sứ du lịch là những thế mạnh đương nhiên của Lý Nhã Kỳ.
Công luận dường như tập trung nhiều vào việc mổ xẻ tiêu chí thứ ba, tức là Đại sứ Du lịch bắt buộc phải là người nổi tiếng. Ông Cục trưởng Hợp tác Quốc tế Văn Tình khẳng định Lý Nhã Kỳ là một diễn viên tài năng và nổi tiếng. Trong khi đó, đa số các phóng viên văn hoá không thừa nhận điều này.
Đặc biệt, một cây bút của Báo Sài Gòn Tiếp Thị là Dung P. (theo nguồn tin riêng và rất đáng tin cậy của người viết thì đây là bút danh khi viết về giải trí của nhà báo Xuân Thi chuyên theo dõi mảng văn hoá) còn gọi Lý Nhã Kỳ là "Bình hoa di động" trong các bộ phim mà cô đóng.
Thậm chí, có những phóng viên còn cho rằng nếu qui chế bổ sung thêm vào tiêu chí "người nổi tiếng" cụm từ "vì tai tiếng" thì việc chọn Lý Nhã Kỳ "chuẩn không cần chỉnh". Họ dẫn ra câu chuyện "phim giả, tình thật" giữa Lý Nhã Kỳ và Việt Anh, hay pha "lộ hàng" quá lộ liễu trong vở ca kịch lịch sử tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp ông chuẩn bị tròn 100 tuổi...
Tuy nhiên, không phải là không có những bậc "anh hùng", giữa đường thấy chuyện bất bằng đã
ra tay giải cứu "mỹ nhân". Nhà báo Tất Đạt của Tuổi Trẻ là một ví dụ.
"Quốc tế sẽ không cần nhớ, ít quan tâm đến chị với tư cách diễn viên, người mẫu (thậm chí cả xìcăngđan, nếu có), mà thông qua chị, nhìn vào hành động cụ thể của chị, họ sẽ đánh giá, nhận định đầy đủ về vẻ đẹp, sự quyến rũ của du lịch, văn hóa, con người Việt Nam", nhà báo này nêu quan điểm.
Một nhân vật khác, còn nổi tiếng hơn, là nhà thơ - nhà báo - MC Đỗ Trung Quân đã thể hiện quan điểm một cách dứt khoát hơn nhiều trên blog "Quê Choa", với bài viết nhan đề "Lý Nhã Kỳ, tôi chọn em". Mặc dù, tác giả của bài thơ "Quê hương" nổi tiếng, nhất là sau khi được phổ nhạc, tiết lộ với người viết rằng bản thân Lý Nhã Kỳ không phải là chủ đề ông muốn đề cập trong bài viết.
Theo Đỗ Trung Quân, chính sự thiếu hụt một cái phông kiến thức toàn diện về văn hoá, qua những gì Lý Nhã Kỳ đã thể hiện, lại là một thế mạnh của cô. Để cô có thể chuyển tải một cách trung thực nhất cho khách du lịch nước ngoài về tình trạng xuống cấp của những danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá tuyệt vời ở Việt Nam, về cách ứng xử nhiều khi rất thiếu văn hoá nơi công cộng, hay "văn hoá nghệ thuật lãnh vực nào cũng đầy chữ đạo"...
|
Doanh nhân, một nữ diễn viên Lý Nhã Kỳ (ảnh trái, phải), Cục trưởng Hợp tác Quốc tế Văn Tình (ảnh giữa) |
Riêng trong lĩnh vực du lịch, theo thiển nghĩ của người viết, quảng bá kiểu đầu tiên rất dễ "lợi bất cập hại", bởi trong ngành này việc khách quay trở lại mới là quan trọng. Đó là chưa nói đến việc chính họ mới là những vị đại sứ du lịch hiệu quả nhất trong việc quảng bá Việt Nam ra quốc tế. Đừng để họ cảm thấy bị lừa khi sang Việt Nam lần đầu.
Viết đến đây, người viết tự nhiên lại thấy lo lo cho Đại sứ Lý Nhã Kỳ. Bởi dường như cái thói quen xưa nay của cô trong việc duy trì sự hiện diện của mình trên truyền thông lại không hợp với vai một đại sứ. Đó là kiểu "úp úp, mở mở", "hư hư, thực thực" về người cha đẻ người Nga và cha nuôi người Việt, hay cái trường đại học mà cô nói lấy được bằng cử nhân kinh tế.
Thậm chí cả cách cô giải thích vòng vo về tính xác thực về lịch sử trong cái áo "lộ ngực" cô mặc trong vở diễn "Bản hùng ca Điện Biên", trước khi yêu cầu "cậu đánh máy", à quên, nhà thiết kế trang phục phải xin lỗi cô trên báo, cũng thực khó chấp nhận.
Lý Nhã Kỳ nói rằng cô mong muốn mọi người hãy nhìn cô với hình ảnh hiện tại và tương lai, chứ không phải quá khứ. Theo người viết, thay đổi hình ảnh không đơn giản chỉ là thay chiếc áo hở ngực bằng chiếc áo vét kín đáo, hay tấm áo dài... Điều quan trọng hơn là thay đổi một thói quen trong hành xử. Và điều đó không hề đơn giản.
Nước Nga, quê hương của cha đẻ Lý Nhã Kỳ có một câu tục ngữ rất hay là "Privutchka - vtoraja natura", tức là "Thói quen là bản năng thứ hai".
Nói là nói vậy thôi, chứ Lý Nhã Kỳ đã được "bế lên lưng ngựa". Và việc của cô là phải giữ chắc dây cương, nếu không muốn ngã ngựa.
Hãy tự tin lên. Ai mà chẳng qua giai đoạn "vạn sự khởi đầu nan". Và cũng đừng nghĩ rằng việc nhận làm Đại sứ Du lịch là một sự hy sinh bản thân mà cảm thấy nản lòng mỗi khi có điều chê tiếng trách. Dư luận là vậy mà.
Một tiền lệ tốt
Đó là tiêu đề bài viết của tác giả Vạn Bảo trên báo Pháp Luật TP HCM về sự khởi động một tiến trình gần như là hi hữu trong lịch sử lập pháp của nước CHXHCN Việt Nam: ba đại biểu Quốc hội đề xuất ba dự luật!
Đặc biệt, hai trong ba đề xuất đó lại được các đại biểu là doanh nhân thực hiện. Đó là bà Đặng Thị Hoàng Yến với dự án luật bảo vệ quyền riêng tư, và đại biểu Nguyễn Minh Hồng với dự án luật nhà văn.
Đối với đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến, người nữ doanh nhân đã từng đối mặt với chuyện tố cáo, nghi ngờ tư cách ĐBQH, đây là một bước đi quan trọng để khẳng định tính chuyên nghiệp của mình. Trước đó, bà đã uỷ nhiệm cho một văn phòng luật sư xử lý những tranh cãi liên quan tới những thông tin đời tư của bà xuất hiện trên một số tờ báo.
Tuy nhiên, mục đích của đại biểu là thành viên của Uỷ ban Giáo dục Quốc hội không chỉ dừng ở đó. Bà mong muốn dự án luật này phải cụ thể hoá quyền của công dân được ghi trong Hiếp pháp, nhưng chỉ được điển hoá một phần tại Bộ Luật Dân sự, Luật Giao dịch Điện tử, hay Luật Báo chí. Đó là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền được đảm bảo an toàn và bí mật đối với thư tín, điện tín...
Để củng cố thêm cho lập luận của mình, đại biểu này cho biết qui định tại Khoản 4, Điều 10, Luật Báo chí là "Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân" là quá chung chung, không có chế tài cụ thể...
Chắc hẳn, đề xuất này của đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến sẽ nhận được sự đồng tình của nhiều cử tri làm trong ngành giải trí và kinh doanh, khi những thông tin đời tư bị tiết lộ ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh và công việc làm ăn của họ. Và chắc hẳn, nguồn kinh phí huy động từ các nhà tài trợ mà đại biểu này đề xuất cũng chủ yếu dựa vào hai đối tượng này.
Nhưng không chỉ có vậy. Người viết tin rằng dự án luật này sẽ nhận được sự ủng hộ của các giới khác trong xã hội, nhất là trí thức và văn nghệ sĩ - những người có thể ý thức được rõ ràng nhất câu nói nổi tiếng của nhà chính trị họ Mỹ Rhoda Howard mà đại biểu này đã dẫn ra là "Nếu không có sự riêng tư, một người không thể phát triển được ý thức rằng cá nhân của con người là một giá trị thực chất mô tả vai trò xã hội của người đó".
Hơn nữa, với quyền riêng tư được bảo vệ, như khẳng định trong Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một thành viên, xã hội Việt Nam sẽ tiến thêm một bước quan trọng nữa trên con đường tiến tới sự "công bằng, dân chủ, văn minh" - mục tiêu được khẳng định trong mọi chủ trương, chiến lược phát triển của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Một quyền công dân khác, được ghi trong Hiến pháp, cũng đã được một đại biểu quốc hội khác đề xuất trong một dự án luật. Đó là dự án luật biểu tình, do đại biểu Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng Chính phủ) đề xuất.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh, mà theo đại biểu Dương Trung Quốc là "khi chúng ta không có luật thì Nhà nước không điều chỉnh được hoạt động gọi là tự phát của người dân, người dân cũng không biết hành xử thế nào cho đúng."
|
Từ trái qua phải: đại biểu Nguyễn Minh Hồng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến |
Được biết, trước đó đại biểu Dương Trung Quốc cũng từng đưa ra đề xuất này trước Quốc hội, nhưng chưa nhận được sự ủng hộ cần thiết.
Để tăng thêm tính thuyết phục cho đề xuất của người đồng nghiệp tại quốc hội, ông Dương Trung Quốc đã đưa ra một dẫn chứng quan trọng. Đó là sau Cách mạng Tháng Tám, khi Hiến pháp còn chưa được soạn thảo và ban hành, tháng 9.1945 Hồ Chủ tịch đã ký ban hành sắc lệnh về quyền biểu tình.
Những người lạc quan nhìn nhận đây là một cơ hội để người dân thể hiện trách nhiệm công dân của mình, khi bản dự thảo được đưa ra lấy ý kiến, và quốc hội, nhất là uỷ ban pháp luật, thể hiện khả năng bản lĩnh của mình trong quá trình thẩm định và thông qua nó.
Cuộc "lật đổ" ngoạn mục
Đó là cuộc "lật đổ" do một nhóm 6 "đại gia" trong làng túc cầu Việt Nam thực hiện vào cuối tuần trước, khi họ thành công trong "yêu sách" buộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phải trao quyền điều hành giải bóng đá chuyên nghiệp cho một nhà điều hành chuyên nghiệp - Công ty VPF.
Theo tường thuật của báo chí, vào sáng 29.9, thay vì bàn bạc thống nhất phương án tổ chức điều hành các giải đấu trong mùa giải 2012, và bầu trưởng Ban Tổ chức giải, như kế hoạch, nhóm G6 này đã đưa ra bàn thảo chủ đề VPF - một đề án mà tối hôm trước họ đã thoả thuận trước với nhau.
Giải thích về nhu cầu bức thiết chuyển sang mô hình điều hành mới, ông chủ Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức đã "vạch" cho mọi người thấy tất cả những yếu kém trong công tác tổ chức của VFF khi điều hành mùa giải vừa qua, trước khi đưa ra "tối hậu thư".
"Nếu VFF không thay đổi mà vẫn duy trì cung cách tổ chức, điều hành như cũ, tức là kéo dài sự không tuân thủ luật thể thao, là sai phạm. Giải chuyên nghiệp phải thuộc về các CLB chuyên nghiệp", bầu Đức dõng dạc tuyên bố, kèm theo lời doạ sẽ rời bỏ giải chuyên nghiệp ngay hôm sau, nếu VFF vẫn khăng khăng không chịu "phục thiện".
Quả thực, nếu bầu Đức cùng nhóm G6 rũ áo ra đi, chắc các ông bầu còn lại cũng chẳng mặn mà gì, và, nếu chắc bộ máy của VFF phải chia bên ra mà đá "phủi", uống bia, với nhau thôi.
Vẫn còn sớm để bàn về VPF, cũng như kỳ vọng về nó, nhưng rõ ràng sự thay đổi này là cần thiết và đúng lúc.
| |
Phó Tổng Thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi (ảnh trái) và bầu Kiên (ảnh phải) |
Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đến lúc này mới "bật mí" rằng ông đã từng đến Anh với dự định thuê một công ty để cùng tổ chức SEA Games 22, nhưng lại thôi vì không thấy cơ chế của họ phù hợp với Việt Nam.
Xem ra, ông Trọng Hỉ này cũng trăn trở lắm, chứ không phải "vui là chính", như có người nhận xét về ông.
Ngạc nhiên nhất là Phó Tổng Thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi, người trước đó vừa bị các ông bầu, với nòng cốt là nhóm G6, ép phải từ chức vì khả năng điều hành yếu kém và thiếu minh bạch, cũng đã lên tiếng khen "nức nở" bản đề án của bầu Kiên. Ông Khôi cũng khéo khoe rằng chính ông đã trình bày một bản đề án tương tự ("nhưng không hoàn thiện như của anh Kiên") lên VFF, nhưng, rủi thay, lại vào thời điểm chưa "chín muồi".
Tự nhiên, người viết nhớ lại câu nói của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với đại diện Việt Kiều từ năm châu cách đây 2 năm là "do cái cơ chế khiến người ta, dù không muốn tham nhũng, vẫn cứ phải tham nhũng". Ở đây người viết không ám chỉ gì bậy bạ đâu, mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng "cơ chế nó khiến cho con người của VFF trở nên kém cỏi, thiếu minh bạch thôi".
Chính Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng cũng khẳng định điều này.
"Tôi công tác 14 năm ở VFF, tôi chưa thấy cán bộ, nhân viên dưới quyền mình tư duy kém hơn mặt bằng xã hội. Nhân viên của tôi rất tận tụy, hết lòng với công việc... Tôi, anh Hỷ, anh Trung (PCT Nguyễn Lân Trung), anh Tuấn (TTK Trần Quốc Tuấn) vẫn miệt mài làm việc với những vấn đề nóng bỏng nhất...", ông khẳng định.
Cũng chính vì vậy, PCT Lê Hùng Dũng cũng hy vọng rằng mô hình VPF sẽ là cái bình mới chứa rượu cũ, chuyển từ VFF sang.
"VPF ra đời không làm giảm, hay suy yếu vị trí của VFF, mà chỉ là điều chuyển một phần công việc, trong đó, VFF tiếp tục chi phối. Bộ máy điều hành phía dưới, các phó giám đốc, các phòng ban sẽ giống như BTC giải hiện nay. Các cán bộ của BTC hiện nay sẽ được điều chuyển", ông chia sẻ hy vọng với một độc giả trong một chương trình giao lưu trực tuyến.
Ông còn chỉ rõ rằng sở dĩ hình ảnh của VFF xấu đơn giản là do sự thiếu khách quan của một số cơ quan báo chí thôi.
"Tôi buồn với một số cơ quan báo chí nhìn nhận vấn đề thiếu khách quan. Họ dựng lên một giả thuyết VFF là những người trì trệ, bảo thủ, hám quyền, hám lợi, bám vào cái ghế mà không nhường cho người khác. Hay như họ luôn trích lời phát biểu của một vị lãnh đạo VFF trước đây rằng mặt bằng VFF thấp hơn mặt bằng xã hội", ông than.
Vì tương lai tươi sáng của nền bóng đá nước nhà, người viết cũng muốn tin rằng có nhiều sự thật trong lời giải thích của ông PCT Lê Hùng Dũng. Chí ít, niềm tin này cũng không kém so với niềm tin vào Đại sứ Lý Nhã Kỳ.
Có một điều khiến người viết vẫn thấy lo lo là liệu bầu Kiên và nhóm G6 có chia sẻ niềm tin này với người viết không. Và, nếu có, tại sao họ lại làm căng thế nhỉ, người viết cứ băn khoăn mãi.
Nhất là ông bầu này, trước đó, đã tuyên bố như đinh đóng cột: "Tôi chỉ có một tâm nguyện là làm một thứ bóng đá sạch. Để có được điều đó thì phải có một giải đấu sạch, một tổ chức điều hành sạch."
Một đồng nghiệp của người viết từ báo Sài Gòn Tiếp Thị là Mai Quốc Ấn, không biết có tôn thờ thuyết âm mưu hay không, lại dự báo rằng đang có một cái bẫy lớn giăng sẵn cho ông bầu Kiên và nhóm G6 trong cuộc tranh chấp quyền lực ở VPF. Bởi, theo nhà báo Quốc Ấn, trong số 14 CLB ở V-League, có những ông bầu "thân VFF" vì được hưởng lợi từ cách điều hành của BTC cũ.
Và ông thầy bói "cao tay ấn" này đã phán rằng để tránh cái "hạn" này, bầu Kiên phải nhanh chóng giải quyết vụ bất hoà với bầu Hiển, liên quan đến "siêu sao" Lê Công Vinh. Cũng như phải nhanh chóng thuyết phục được nhóm "trung dung", vốn đang theo dõi sát sao cán cân quyền lực giữa hai phe nhóm.
Tự nhiên, người viết lại thấy lo lo cho bầu Kiên và những người đồng chí của ông. Mặc dù, người viết biết rằng đằng sau ông hiện giờ còn có một quân sư "lắm mưu, nhiều kế", nguyên là trưởng ban tổ chức TW và cũng từng ngồi ở vị trí ông Trọng Hỷ bây giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét