Phần thứ ba
Về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, một nội dung của quan hệ sản xuất
I Về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong lịch sử
Về phương diện này, có thể nêu tóm tắt một số nét chính sau đây.
1 – Chế độ sở hữu đầu tiên xuất hiện trong các cộng đồng xã hội nguyên thủy là sở hữu cộng đồng. Tại Việt nam, dấu vết của chế độ sở hữu nguyên thủy, đến trước cách mạng tháng 8/1945 vẫn tồn tại dưới hình thức ruộng làng, được định kỳ giao cho các gia đình quyền sử dụng ruộng đó.
2 – Chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện vào thời kỳ tan rã của xã hội cộng đồng nguyên thủy. Như trên đã đề cập, quá trình này gắn với quá trình những người được cộng đồng giao cho nhiệm vụ quản lý chung đã lạm dụng quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản chung của cộng đồng, biến thành tài sản riêng để từ đó hình thành chế độ xã hội nô lệ.
3 – Chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không hủy bỏ chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất. Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất tồn tại và phát triển theo nhiều hình thức, chủ yếu là :
- Hình thức sở hữu nhà nước. Cần lưu ý là hình thức sở hữu nhà nước này có nội hàm thay đổi cùng với sự thay đổi của giai cấp cầm quyền nên có hình thức sở hữu nhà nước của giai cấp phong kiến, của giai cấp tư sản, của giai cấp công nhân.
- Hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung như các HTX, Công ty cổ phần, liên doanh liên kết, … Một đặc điểm của chế độ sở hữu này là kết hợp sở hữu chung với sở hữu tư nhân. Những tư nhân góp phần tài sản thuộc sở hữu của mình vào để hình thành tái sản chung vẫn giữ quyền chủ sở hữu đối với phần tài riêng đẫ góp vào để hình thành tái sản chung.
- Hình thức sở hữu toàn dân, được coi là một đặc trưng của chế độ sở hữu XHCN
4 - Khi thực hiện quá trình cải tạo XHCN, chúng ta có phạm sai lầm tả khuynh muốn xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, thể hiện qua việc công hữu hóa tài sản của các xã viên để chuyển lên hình thức HTX bậc cao, qua việc chuyển các xí nghiệp hợp doanh thành xí nghiệp quốc doanh, …. Từ sau ĐH VI, đã bắt đầu có sự sửa sai này nhưng, trong chừng mực nhất định, lại có tính chất hữu khuynh như dẫn đến việc đề cao sở hữu tư nhân làm cho các HTX bị tan rã, đặt vấn đề người công nhân trong các xí nghiệp quốc doanh cũng phải là người có quyền sở hữu cụ thể của mình đối với tài sản chung của xí nghiệp nên dẫn đến việc thực hiện chủ trương chuyển một số DN NN thành Công ty cổ phần theo mô hình của chủ nghĩa tư bản nhân dân. Qua đó, biến người công nhân tại đây từ chỗ là người công nhân - chủ tập thể XHCN thành người công nhân cổ đông – chủ tập thể TBCN nhưng không có thực quyền để rồi những công nhân cổ đông này lại bán cổ phiếu của mình để trở thành người công nhân vô sản. Trong chừng mức nhất định, có thể nói là quá trình CPH DNNN theo mô hình của CNTB nhân dân của mỹ đã dẫn đến sự tha hóa cơ sở giai cấp của CNXH ở nước ta.
II Về chế độ sở hữu toàn dân, một hình thức sở hữu đặc trưng của xã hội XHCN
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, đã xuất hiện luồng tư tưởng phản đối chế độ sở hữu tập thể để rồi sau chuyển sang phản đối chế độ sở hữu toàn dân. Lúc đầu, xuất hiện tình hình phê phán là chế độ sở hữu tập thể là chế độ sở hữu vô chủ và sử dụng câu tổng kết dân gian “lắm sãi không ai đóng cửa chùa” để minh họa. Trong thực tế, nội dung cơ bản của câu tổng kết dân gian dó là nói lên thiếu sót trong phân công phân nhiệm chứ không nói về khía cạnh sở hữu. Trong khi đó thì lại cố tình bỏ qua câu tổng kết dân gian thời đó là “xã viên làm việc bằng hai để chủ nhiệm mua đài, mua xe, xây nhà, xây sân”. Đấy là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến làm tan rã các HTX và, tuy khôi phục lại nhưng vẫn không phát huy được vai trò và tác dụng cần có. Với chế độ sở hữu toàn dân thì xu thế phê phán lại tập trung vào việc cho là chế độ sở hữu toàn dân của thành phần kinh tế quốc doanh là nguyên nhân dẫn đến việc các xí nghiệp quốc doanh kinh doanh kém hiệu quả để đi tới kết luận là chỉ có thành phần kinh tế tư nhân mới kinh doanh kém hiệu quả.
Cách tư duy đó phủ định một thực tại ngay các nước thuộc chế độ xã hội TBCN, các Doanh nghiệp tư bản tư nhân, thậm chí các tập đoàn kinh tế tư bản cũng bị phá sản mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (kéo dài từ năm 2007-2011) đã chứng kiến. Mặt khác, trong nội bộ nước ta cũng đã hình thành câu tổng kết dân gian “giám đốc giàu của những xí nghiệp nghèo” và thực tế của vụ Vinashin là một minh họa cụ thể. Sự công kích này là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi thành phần kinh tế (và xí nghiệp) quốc doanh thành thành phần kinh tế (và doanh nghiệp) nhà nước để rồi đi đến việc tổ chức thực hiện chủ trương đúng đắn về chuyển một số DNNN thành Công ty cổ phần theo mô hình của chủ nghĩa tư bản nhân dân với mục đích được xác định là thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sở hữu, coi đó là giải pháp quan trọng (nếu không muốn nói là chủ yếu) để DN có hiệu quả kinh tế.
Đấy là những tiền đề dẫn đến việc xuất hiện quan điểm không đồng tình với việc xác định chế độ sở hữu toàn dân và tài sản thuộc sở hữu toàn dân được ghi nhận tại điều 17 của Hiến pháp hiện hành, và viện ra nhiều nguyên nhân khác nhau phủ định hình thức sở hữu toàn dân để chuyển thành hình thức sở hữu khác. Cương lĩnh 1991 và dự thảo Cương lĩnh 2011 không sử dụng khái niệm chế độ sở hữu toàn dân mà chuyển thành “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Lại còn xu hướng chuyển sang hình thức chế độ sở hữu nhà nước đã manh nha xuất hiện từ ĐH VIII qua việc chính thức sử dụng các cụm từ “kinh tế nhà nước”, “doanh nghiệp nhà nước” (Văn kiện ĐH VIII, tr 93) thay thế các cụm từ “kinh tế quốc doanh”, “xí nghiệp quốc doanh” như vẫn được sử dụng trước đấy. Sự điều này đã được đưa vào điều 200 của Luật dân sự hiện hành, tại điều 200 với việc chuyển tài sản thuộc sở hữu toàn dân thành hình thức tài sản thuộc sở hữu Nhà nước nên đấy là việc mang tính chất dùng Luật để sửa Hiến pháp. Thực trạng này đã dẫn đến việc ĐH XI đã phải ghi nhận như sau “Liên quan đến chế độ sở hữu, có ý kiến cho rằng, vấn đề sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu quản lý, nhưng trong thực tế còn nhiều vướng mắc, chế độ công hữu đất đai chỉ còn với đất quốc phòng, an ninh” (Văn kiện ĐH XI, tr 278). Do đó, tôi thấy cần làm rõ một số vấn đề chủ yếu sau đây :
1 - Đối với các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, có một loại tài sản không thể chấp nhận chuyển hóa thành tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Đó là tài sản thuộc về “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, ….” (điều 17 Hiến pháp hiện hành). Chúng ta có được nguồn tài sản to lớn đó là do công lao của hàng ngàn thế hệ đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để có nên không thể phân chia thành tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên cũng cần thấy có sự điều chỉnh cụ thể trong quá trình xử lý vấn đề này :
- Trước hết là có sự điều chỉnh hợp lý tại điều 200 của Luật dân sự hiện hành qua việc xác định chỉ những tài sản nguyên sinh như rừng tự nhiên, khoáng sản còn nằm trong lòng đất chưa được khai thác, … mới là tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Còn rừng trồng, thủy hải sản được nuôi trồng không bằng vốn ngân sách nhà nước, … thì sản phẩm thu được thuộc sở hữu tư nhân của người, đơn vị được trao quyền sử dụng đất rừng, … Như vậy cũng đã có sự kết hợp giữa sở hữu toàn dân với sở hữu tư nhân đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
- Thứ là về mặt lý thuyết và thực tế, trên thị trường đã hình thành và phát triển một loại hàng hóa đặc biệt là “quyền sử dụng tài sản”. Trên thị trường tín dụng, hình thức cho vay, đã xuất hiện từ dưới chế độ xã hội nô lệ, là sự mua-bán quyền sử dụng tài sản là khoản tiền cho vay. Chủ nợ là người bán quyền sử dụng tài sản đó còn con nợ là người mua quyền sử dụng tài sản đó. Giá cả mua-bán quyền sử dụng tài sản đó là lãi xuất. Trên thị trường lao động, từ khi hình thành và phát triển chế độ xã hội TBCN thì quyền sử dụng sức lao động trở thành hàng hóa được mua bán trên thị trường này. Người bán quyền sử dụng sức lao động là người lao động, không có tư liệu sản xuất nhưng có quyền tự do thân thể, là người bán quyển sử dụng sức lao động của mình. Người mua quyền sử dụng sức lao động đó là “các ông chủ”. Do đó trên thị trường này, chỉ sử dụng phạm trù thuê mướn lao động chứ không sử dụng phạm trù mua bán sức lao động. Giá cả mua-bán quyền sử dụng sức lao động đó là tiền lương.
Trên thị trường đất đai, bất động sản cũng xuất hiện tình hình mua bán quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản. Hình thức phát canh thu tô là hình thức mua-bán quyền sử dụng ruộng. Người chủ ruộng bán quyền sử dụng ruộng cho người nhận canh tác và giá cả của việc mua bán này là tiền tô. Với bất động sản, việc mua bán quyền sử dụng nhà cửa diễn ra dưới hình thức cho thuê nhà, …. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giao quyền sử dụng đất, rừng cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế nhưng vẫn giữ đất ruộng, đất rừng là tài sản thuộc sở hữu toàn dân chứ không chuyển thành sở hữu tư nhân. Thế nhưng, trong thực tiễn, vẫn xuất hiện quan điểm đòi giao cho quyền sở hữu đất cho tư nhân và coi việc giao quyền sử dụng đất đồng nhất với giao quyền sở hữu đất. Để điều chỉnh nhận thức đó ĐH X đã ghi nhận “Phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất : bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hóa một cách thuận lợi, làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển, …” (văn kiện ĐH X, tr 81). Cũng cần lưu ý thêm là việc kinh doanh mua – bán quyền sở hữu tài sản, kể cả sở hữu tài sản trí tuệ, cũng được thể chế hóa tại Luật dân sự được ban hành một cách phổ biến tại các nước trên thế giới. Thế nhưng, không rõ vì lý do gì, tại Việt nam nói riêng, vẫn chưa có nhận thức đầy đủ và đúng mức về loại hàng hóa đặc biệt này.
2 - Từ thực tế đó, để thực hiện quyền chủ sở hữu tài sản là tư liệu sản xuất, đã hình thành 4 lớp người :
- Người chủ sở hữu tài sản nói chung và người chủ sở hữu tư nhân và người chủ sở hữu chung (tập thể) đối với tài sản.
- Người là đại diện chủ sở hữu tài sản hình thành trong hình thức sở hữu tài sản chung. Đó là trong trường hợp của các Công ty cổ phần, người chủ sở hữu tài sản là các cổ đông, người đại diện chủ sở hữu là Hội đồng quản trị được Đại hội cổ đông bầu ra. Với các HTX cũng có mô hình thương tự.
- Người trực tiếp quản lý, kinh doanh tài sản. Người này có thể là người mua quyền sử dụng tài sản đó nhưng cũng có thể là người được chủ sở hữu tài sản thuê để thực hiện chức năng trực tiếp quản lý, kinh doanh tài sản của mình. Việc người chủ sở hữu tài sản thuê mướn người quản lý tài sản là một hình thức phổ biến trên thị trường lao động. Đương thời C.Mác đã công nhận vai trò của người quản lý mà người chủ sở hữu tải sản thuê qua việc xác định “linh hồn của nền công nghiệp của chúng ta không phải là những nhà tư bản công nghiệp mà là những viên giám đốc (managers) công nghiệp” (C.Mác Tư bản, quyển thứ ba, tập II, Nhà xuất bản Sự Thật Hà nội 1978, tr 97). Ngày nay, trong hình thức sở hữu chung, người đại diện chủ sở hữu (HĐQT) đứng ra thuê người quản lý kinh doanh tài sản chung là các TGĐ, nay được quen gọi dưới tên là các CEO.
Tại Việt nam, đến ngay trước cải cách ruộng đất, các nhà tư sản công thương gia kiêm địa chủ cũng thuê người quản lý tại nông thôn để thực hiện việc phát canh thu tô cho họ. Do đó, hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ quản lý này, các CEO được người chủ sở hữu tài sản thuê mướn. Thế nhưng trong thực tế cũng đã xẩy ra tình trạng các chủ sở hữu tài sản, vì nhiều lý do khác nhau, đã không coi trọng đúng mức việc tuyển dụng, giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các CEO nên đã tái hiện việc các CEO đã lạm dụng quyền hạn được giao để chiếm công vi tư, tranh thủ thu vén quyền lợi cá nhân mà không đảm bảo quyền lợi của ông chủ sở hữu.
- Người trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất. Đó là những công nhân lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp, thương nghiệp, các công nhân nông nghiệp, công nhân lâm nghiệp, …. Trường hợp người chủ sở hữu trực tiếp quản lý tài sản là tư liệu sản xuất của mỉnh chủ yếu là trong thành phần kinh tế cá thể, có quy mô nhỏ và cũng còn có trường hợp người chủ sở hữu chỉ trực tiếp quản lý kinh doanh tài sản của mình, không thuê người quản lý và cũng không trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất của mình như trong trường hợp các tiểu chủ, một hình thức khá phổ biến hiện nay trong nền kinh tế nước ta. Thế nhưng, do nhiều lý do khác nhau, trong một số DN, kể cả DNNN, đã hình thành cơ cấu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đó là mô hình người chủ sở hữu tài sản trực tiếp quản lý tài sản của mình, không thêu GĐ kinh doanh, theo mô hình hoạt động của các tiểu chủ.
3 – Đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân , một hình thức cụ thể của chế độ sở hữu chung, cũng cần có sự phân biệt 4 lớp người đó trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, khai thác và kinh doanh tài sản này, đặc biệt là đối với đất đai.
- Người chủ sở hữu tài sản này là toàn dân như đã được quy định tại Hiến pháp hiện hành.
- Người đại diện người chủ sở hữu toàn dân là ai cũng cần được làm rõ. Cùng với việc điều chỉnh tài sản thuộc sở hữu toàn dân thành tài sản thuộc sở hữu nhà nước, đã xuất hiện quan điểm xác định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Xác định đó có mặt mơ hồ vì cấu trúc của Nhà nước khá rộng. Trong lĩnh vực này, để chuẩn xác hóa ai là người đại diện chủ sở hữu thì phải nói cụ thể là “Quốc hội là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân ”.
- Người quản lý, kinh doanh tài sản thuộc sở hữu toàn dân là ai ? Vấn đề này đã được xác định tại điều 112, khoản 4 của Hiến pháp hiện hành, trong đó quy định Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn “… quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; …”. Nói một cách khác, có thể khẳng định là Chính phủ là CEO của nền kinh tế Nhà nước nói riêng, của nền kinh tế quốc dân nói chung. Do đó có thể khẳng định là thành phần kinh tế (và doanh nghiệp) Nhà nước kinh doanh kém hiệu quả là thuộc trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ, quyền hạn quản lý, sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân chứ không phải kinh doanh kém hiệu quả là do chế độ sở hữu tập thể, chế độ sở hữu toàn dân. Ở phạm vi các DNNN, các TĐ kinh tế, các TCT NN, đội ngũ các CEO này là các Giám đốc, các Tổng giám đốc và sự kiện Vinashin chứng tỏ vai trò và trách nhiệm của đội ngũ này đối với hiệu quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
- Người trực tiếp sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân là những người trực tiếp lao động tại các DN thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động khai thác các tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Điều đặc biệt trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở VN thì những người này còn là người chủ sở hữu chung đối với tài sản này. Thế nhưng tuy vị thế cụ thể của họ trong từng thành phần kinh tế có khác nhau nhưng đã xuất hiện một thực trạng là quyền làm chủ tập thể của họ bị vi phạm. Sự vi phạm ngay trong thành phần kinh tế nhà nước đã được đề cập đến tại phần thứ hai, đoạn trích văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ ĐH VII về chế độ quản lý trong quan hệ sản xuất XHCN. ĐH XI cũng đã xác nhận là “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm.” (Văn kiện ĐH XI, tr 171). Sự kiện đau lòng xẩy ra tại KCN Phú Mỹ, Chương mỹ, Hà nội đã nêu ở trên là một minh họa về sự vi phạm quyền làm chủ của người lao động trực tiếp lao động tại các DN trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu toàn dân.
Nhìn chung lại, cần khẳng định là ngay trong TKQĐ đi lên CNXH, chế độ sở hữu toàn dân đối với những tài sản, tư liệu sản xuất chủ yếu là một chế độ sở hữu đã hình thành và phải được tiếp tục phát triển ngày càng vững chắc. Thế nhưng trong lĩnh vực này, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đã xuất hiện những xu thế phủ định vai trò của chế độ sở hữu toàn dân bằng nhiều lý do phiến diện.
Để quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả những tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân như đã được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành, cần thấy là trong thực tế, còn có một số vấn đề chủ yếu cần làm rõ :
- Trong nền kinh tế thị trường nói chung, kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN nói riêng, quyền sử dụng tài sản là một loại hàng hóa được lưu hành phổ biến trên thị trường và đã được thể chế hóa qua Luật dân sự.
- Đối với đất đai, sông ngòi, …. (trên lãnh thổ của nước ta), không thể chấp nhận chuyển một bộ phận tài sản này từ sở hữu toàn dân sang hình thức sở hữu khác. Thế nhưng điều này vẫn không phủ định việc kết hợp chế độ sở hữu toàn dân với chế độ sở hữu tư nhân và việc kết hợp này được thực hiện qua việc hình thành thị trường mua – bán quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
- Để quản lý, khai thác, sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân, ở tầm vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, đã hình thành bốn lớp người là : (i) người chủ sở hữu này là toàn dân; (ii) người đại diện chủ sở hữu này là Quốc hội; (iii) người quản lý, kinh doanh tài sản thuộc sở hữu toàn dân là Chính phủ; (iv) người trực tiếp sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân là những người trực tiếp lao động trong các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, ….). Hiện nay nhận thức về sự hình thành 4 lớp người đó cũng như nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng lớp người chưa rõ, trong đó có nhận thức về vai trò người đại diện cho toàn dân để thực hiện chức năng làm chủ tài sản đó là Quốc hội và chức năng người quản lý, sử dụng tài sản đó một cách có hiệu quả là Chính phủ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này vì chúng ta đã gộp chung Quốc hội, Chính phủ, … vào trong phạm trù Nhà nước mà không phân rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phân cấu thành của bộ máy Nhà nước nói chung.
- Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất của người quản lý. Lâu nay vẫn phổ biến một nhân thức sai lầm là hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào chế độ sở hữu nên dẫn đến việc xác định giải pháp chủ yếu để tăng hiệu quả của thành phần (và doanh nghiệp) kinh tế nhà nước là phải xử lý chế độ sở hữu, không tập trung thỏa đáng vào nhiệm vụ nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, các CEO ở các cấp trong hệ thống quản lý của nền KTQD cũng như trong việc quản lý, giám sát đội ngũ này để ngăn chặn tình hình lạm dụng quyền lực được giao để chiếm công vi tư, … . Một lần nữa, xin nhắc lại sự kiện Vinashin là một minh họa cụ thể về thiếu sót của chúng ta đối với việc đào tạo, tuyển dụng, giám sát đội ngũ cán bộ CEO trong các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các TCT nhà nước, ….
Kết luận
1 – ĐH XI xác định đặc trưng của chế độ xã hội XHCN là “quan hệ sản xuất tiển bộ phù hợp” là hợp lý cả về mặt cơ sở khoa học và thực tiễn. Không thể chỉ lấy một nội dung cấu thành của quan hệ sản xuất làm đặc trưng của một chế độ xã hội. ĐH VI đã ghi nhận là trong những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài có sai lầm là đã quá chú trọng về chế độ sở hữu mà không đảm bảo phát triển đồng bộ chế độ quản lý và chế độ phân phối nên không hình thành được quan hệ sản xuất mới với đầy đủ thực chất của nó.
2 – Việc ĐH XI chỉ ghi nhận là trong chế độ xã hội XHCN, “quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp” tuy đúng nhưng lại thiếu cụ thể nên tạo một số kẽ hở, dẫn đến tình hình chưa tạo được sự nhất quán trong nhận thức và chỉ đạo hành động, chủ trương, chính sách. Cụ thể là :
- Không khẳng định quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp là quan hệ sản xuất XHCN.
- Không khẳng định chế độ sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, trong đó có tài sản thuộc về chủ quyền lãnh thổ do hàng ngàn thế hệ đã đổ bao nhiêu mồ hôi, xương máu để dành lại cho thế hệ chúng ta. Do đó không thể chấp nhận việc chuyển một bộ phận của loại tài sản này thành tài sản thuộc chế độ sở hữu tư nhân.
- Không nhận thức, quán triệt đặc điềm của nền kinh tế thị trường là quyền sử dụng tài sản đã trở thành một loại hàng hóa được lưu hành một cách phổ biến, ngày càng rộng rãi trên thị trường. Điều này được thể hiện ngay trong Luật dân sự, không chỉ của Việt nam mà còn của cả các nước trên thế giới. Quyền sử dụng một bộ phận cấu thành của tài sản thuộc sở hữu toàn dân cũng là một loại hàng hóa được lưu hành trên thị trường định hướng XHCN ngay trong TKQĐ ở VN. Do đó, xuất hiện một hình thức kết hợp sở hữu toàn dân đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân với chế độ sở hữu tư nhân qua việc mua – bán quyền sử dụng tài sản này.
- Không nhận thức và khẳng định đúng mức là để thực hiện nội dung của chế độ quản lý đã hình thành 4 lớp người với những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác biệt nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau là : (i) người chủ sở hữu: (ii) người đại diện chủ sở hữu (trong trường hợp chế độ sở hữu chung, sở hữu tập thể); (iii) người quản lý (các CEO) khai thác, kinh doanh tài sản của người chủ sở hữu, về thực chất là người làm thuê cho chủ sở hữu; (iv) người lao động trực tiếp sử dụng, vận hành các tư liệu sản xuất của người chủ sở hữu để sang tạo ra những giá trị mới. Thực tế diễn biến trên thế giới, nhất là qua cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vừa qua, xác định là trình độ nghiệp vụ và phẩm chất, công tác tuyển dụng, giám sát, của người quản lý (các CEO) là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh chứ không phải là nhân tố chế độ sở hữu. Trong trường hợp này, người chủ sở hữu phải có những giải pháp thích hợp để lựa chọn, tuyển dụng, giám sát người quản lý để họ làm đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là ngăn ngừa khả năng lạm dụng quyền hạn được giao để vi phạm quyền lợi của chủ sở hữu như trong việc chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu bằng những thủ đoạn khác nhau, ….
- Không khẳng định chế độ phân phối là chế độ phân phối theo lao động.,
4 – Chưa làm rõ là trong TKQĐ đi lên CNXH ở nước ta có một số đặc điểm chủ yếu nên đã dẫn đến tình hình “Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới vừa có phần lúng túng vừa buông lỏng” (Văn kiện ĐH VIII đã dẫn, tr 65). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó bao gồm :
- Có nhiều quan hệ sản xuất cùng đồng thời song song tồn tại, tương ứng với từng thành phần kinh tế, với từng giai cấp khác nhau.
- Các quan hệ sản xuất đó phải phát triển theo định hướng XHCN và để thực hiện được điều đó thì cần có sự lãnh đạo của Đảng để làm rõ nội dung của quá trình phát triển này đối với từng thành phần kinh tế (kể cả với thành phần kinh tế nhà nước), có tổ chức cơ sở đảng trong từng thành phần kinh tế. Từ đó xác định các tổ chức đảng, các đảng viên trong từng thành phần kinh tế có nhiệm vụ chính trị là lãnh đạo, vận động, tổ chức các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, qua đó, từng bước vừa xác lập và củng cố quan hệ sản xuất XHCN ngay trong thành phần kinh tế nhà nước, vừa từng bước chuyển hóa quan hệ sản xuất của các thành phần kinh tế khác thành quan hệ sản xuất XHCN. Vì chưa nhận thức đúng mức nhiệm vụ chính trị của đảng viên (và tổ chức cơ sở đảng) đang hoạt động trong từng thành phần kinh tế nên việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, kết nạp chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân trở thành một vấn đề tranh luận kéo dài từ đầu nhiệm kỳ ĐH VI. Mãi đến ĐH X mới xác định được việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân và đến ĐH XI mới đặt vấn đề thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân vào Đảng, gắn với các điều cấm đã được ban hành, là chủ trương không thể hiện rõ nhiệm vụ chính trị của đảng viên đang hoạt động trong từng thành phần kinh tế như góp ý ở trên.
- Chưa có tổng kết thích hợp để làm rõ thực trạng ưu, nhược điểm của từng quan hệ sản xuất đang đồng thời tồn tại và phát triển trong TKQĐ ở nước ta để có giải pháp khắc phục cụ thể đối với quan hệ sản xuất của từng thành phần kinh tế. Điều này ảnh hưởng đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chủ trương chính sách cụ thể đối với từng thành phần giai cấp.
- v.v….
Về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, một nội dung của quan hệ sản xuất
I Về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất trong lịch sử
Về phương diện này, có thể nêu tóm tắt một số nét chính sau đây.
1 – Chế độ sở hữu đầu tiên xuất hiện trong các cộng đồng xã hội nguyên thủy là sở hữu cộng đồng. Tại Việt nam, dấu vết của chế độ sở hữu nguyên thủy, đến trước cách mạng tháng 8/1945 vẫn tồn tại dưới hình thức ruộng làng, được định kỳ giao cho các gia đình quyền sử dụng ruộng đó.
2 – Chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện vào thời kỳ tan rã của xã hội cộng đồng nguyên thủy. Như trên đã đề cập, quá trình này gắn với quá trình những người được cộng đồng giao cho nhiệm vụ quản lý chung đã lạm dụng quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản chung của cộng đồng, biến thành tài sản riêng để từ đó hình thành chế độ xã hội nô lệ.
3 – Chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất không hủy bỏ chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất. Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất tồn tại và phát triển theo nhiều hình thức, chủ yếu là :
- Hình thức sở hữu nhà nước. Cần lưu ý là hình thức sở hữu nhà nước này có nội hàm thay đổi cùng với sự thay đổi của giai cấp cầm quyền nên có hình thức sở hữu nhà nước của giai cấp phong kiến, của giai cấp tư sản, của giai cấp công nhân.
- Hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung như các HTX, Công ty cổ phần, liên doanh liên kết, … Một đặc điểm của chế độ sở hữu này là kết hợp sở hữu chung với sở hữu tư nhân. Những tư nhân góp phần tài sản thuộc sở hữu của mình vào để hình thành tái sản chung vẫn giữ quyền chủ sở hữu đối với phần tài riêng đẫ góp vào để hình thành tái sản chung.
- Hình thức sở hữu toàn dân, được coi là một đặc trưng của chế độ sở hữu XHCN
4 - Khi thực hiện quá trình cải tạo XHCN, chúng ta có phạm sai lầm tả khuynh muốn xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, thể hiện qua việc công hữu hóa tài sản của các xã viên để chuyển lên hình thức HTX bậc cao, qua việc chuyển các xí nghiệp hợp doanh thành xí nghiệp quốc doanh, …. Từ sau ĐH VI, đã bắt đầu có sự sửa sai này nhưng, trong chừng mực nhất định, lại có tính chất hữu khuynh như dẫn đến việc đề cao sở hữu tư nhân làm cho các HTX bị tan rã, đặt vấn đề người công nhân trong các xí nghiệp quốc doanh cũng phải là người có quyền sở hữu cụ thể của mình đối với tài sản chung của xí nghiệp nên dẫn đến việc thực hiện chủ trương chuyển một số DN NN thành Công ty cổ phần theo mô hình của chủ nghĩa tư bản nhân dân. Qua đó, biến người công nhân tại đây từ chỗ là người công nhân - chủ tập thể XHCN thành người công nhân cổ đông – chủ tập thể TBCN nhưng không có thực quyền để rồi những công nhân cổ đông này lại bán cổ phiếu của mình để trở thành người công nhân vô sản. Trong chừng mức nhất định, có thể nói là quá trình CPH DNNN theo mô hình của CNTB nhân dân của mỹ đã dẫn đến sự tha hóa cơ sở giai cấp của CNXH ở nước ta.
II Về chế độ sở hữu toàn dân, một hình thức sở hữu đặc trưng của xã hội XHCN
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, đã xuất hiện luồng tư tưởng phản đối chế độ sở hữu tập thể để rồi sau chuyển sang phản đối chế độ sở hữu toàn dân. Lúc đầu, xuất hiện tình hình phê phán là chế độ sở hữu tập thể là chế độ sở hữu vô chủ và sử dụng câu tổng kết dân gian “lắm sãi không ai đóng cửa chùa” để minh họa. Trong thực tế, nội dung cơ bản của câu tổng kết dân gian dó là nói lên thiếu sót trong phân công phân nhiệm chứ không nói về khía cạnh sở hữu. Trong khi đó thì lại cố tình bỏ qua câu tổng kết dân gian thời đó là “xã viên làm việc bằng hai để chủ nhiệm mua đài, mua xe, xây nhà, xây sân”. Đấy là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến làm tan rã các HTX và, tuy khôi phục lại nhưng vẫn không phát huy được vai trò và tác dụng cần có. Với chế độ sở hữu toàn dân thì xu thế phê phán lại tập trung vào việc cho là chế độ sở hữu toàn dân của thành phần kinh tế quốc doanh là nguyên nhân dẫn đến việc các xí nghiệp quốc doanh kinh doanh kém hiệu quả để đi tới kết luận là chỉ có thành phần kinh tế tư nhân mới kinh doanh kém hiệu quả.
Cách tư duy đó phủ định một thực tại ngay các nước thuộc chế độ xã hội TBCN, các Doanh nghiệp tư bản tư nhân, thậm chí các tập đoàn kinh tế tư bản cũng bị phá sản mà cuộc khủng hoảng tài chính thế giới (kéo dài từ năm 2007-2011) đã chứng kiến. Mặt khác, trong nội bộ nước ta cũng đã hình thành câu tổng kết dân gian “giám đốc giàu của những xí nghiệp nghèo” và thực tế của vụ Vinashin là một minh họa cụ thể. Sự công kích này là một trong những nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi thành phần kinh tế (và xí nghiệp) quốc doanh thành thành phần kinh tế (và doanh nghiệp) nhà nước để rồi đi đến việc tổ chức thực hiện chủ trương đúng đắn về chuyển một số DNNN thành Công ty cổ phần theo mô hình của chủ nghĩa tư bản nhân dân với mục đích được xác định là thực hiện mục tiêu đa dạng hóa sở hữu, coi đó là giải pháp quan trọng (nếu không muốn nói là chủ yếu) để DN có hiệu quả kinh tế.
Đấy là những tiền đề dẫn đến việc xuất hiện quan điểm không đồng tình với việc xác định chế độ sở hữu toàn dân và tài sản thuộc sở hữu toàn dân được ghi nhận tại điều 17 của Hiến pháp hiện hành, và viện ra nhiều nguyên nhân khác nhau phủ định hình thức sở hữu toàn dân để chuyển thành hình thức sở hữu khác. Cương lĩnh 1991 và dự thảo Cương lĩnh 2011 không sử dụng khái niệm chế độ sở hữu toàn dân mà chuyển thành “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Lại còn xu hướng chuyển sang hình thức chế độ sở hữu nhà nước đã manh nha xuất hiện từ ĐH VIII qua việc chính thức sử dụng các cụm từ “kinh tế nhà nước”, “doanh nghiệp nhà nước” (Văn kiện ĐH VIII, tr 93) thay thế các cụm từ “kinh tế quốc doanh”, “xí nghiệp quốc doanh” như vẫn được sử dụng trước đấy. Sự điều này đã được đưa vào điều 200 của Luật dân sự hiện hành, tại điều 200 với việc chuyển tài sản thuộc sở hữu toàn dân thành hình thức tài sản thuộc sở hữu Nhà nước nên đấy là việc mang tính chất dùng Luật để sửa Hiến pháp. Thực trạng này đã dẫn đến việc ĐH XI đã phải ghi nhận như sau “Liên quan đến chế độ sở hữu, có ý kiến cho rằng, vấn đề sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu quản lý, nhưng trong thực tế còn nhiều vướng mắc, chế độ công hữu đất đai chỉ còn với đất quốc phòng, an ninh” (Văn kiện ĐH XI, tr 278). Do đó, tôi thấy cần làm rõ một số vấn đề chủ yếu sau đây :
1 - Đối với các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, có một loại tài sản không thể chấp nhận chuyển hóa thành tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Đó là tài sản thuộc về “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, ….” (điều 17 Hiến pháp hiện hành). Chúng ta có được nguồn tài sản to lớn đó là do công lao của hàng ngàn thế hệ đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để có nên không thể phân chia thành tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên cũng cần thấy có sự điều chỉnh cụ thể trong quá trình xử lý vấn đề này :
- Trước hết là có sự điều chỉnh hợp lý tại điều 200 của Luật dân sự hiện hành qua việc xác định chỉ những tài sản nguyên sinh như rừng tự nhiên, khoáng sản còn nằm trong lòng đất chưa được khai thác, … mới là tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Còn rừng trồng, thủy hải sản được nuôi trồng không bằng vốn ngân sách nhà nước, … thì sản phẩm thu được thuộc sở hữu tư nhân của người, đơn vị được trao quyền sử dụng đất rừng, … Như vậy cũng đã có sự kết hợp giữa sở hữu toàn dân với sở hữu tư nhân đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
- Thứ là về mặt lý thuyết và thực tế, trên thị trường đã hình thành và phát triển một loại hàng hóa đặc biệt là “quyền sử dụng tài sản”. Trên thị trường tín dụng, hình thức cho vay, đã xuất hiện từ dưới chế độ xã hội nô lệ, là sự mua-bán quyền sử dụng tài sản là khoản tiền cho vay. Chủ nợ là người bán quyền sử dụng tài sản đó còn con nợ là người mua quyền sử dụng tài sản đó. Giá cả mua-bán quyền sử dụng tài sản đó là lãi xuất. Trên thị trường lao động, từ khi hình thành và phát triển chế độ xã hội TBCN thì quyền sử dụng sức lao động trở thành hàng hóa được mua bán trên thị trường này. Người bán quyền sử dụng sức lao động là người lao động, không có tư liệu sản xuất nhưng có quyền tự do thân thể, là người bán quyển sử dụng sức lao động của mình. Người mua quyền sử dụng sức lao động đó là “các ông chủ”. Do đó trên thị trường này, chỉ sử dụng phạm trù thuê mướn lao động chứ không sử dụng phạm trù mua bán sức lao động. Giá cả mua-bán quyền sử dụng sức lao động đó là tiền lương.
Trên thị trường đất đai, bất động sản cũng xuất hiện tình hình mua bán quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản. Hình thức phát canh thu tô là hình thức mua-bán quyền sử dụng ruộng. Người chủ ruộng bán quyền sử dụng ruộng cho người nhận canh tác và giá cả của việc mua bán này là tiền tô. Với bất động sản, việc mua bán quyền sử dụng nhà cửa diễn ra dưới hình thức cho thuê nhà, …. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc giao quyền sử dụng đất, rừng cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế nhưng vẫn giữ đất ruộng, đất rừng là tài sản thuộc sở hữu toàn dân chứ không chuyển thành sở hữu tư nhân. Thế nhưng, trong thực tiễn, vẫn xuất hiện quan điểm đòi giao cho quyền sở hữu đất cho tư nhân và coi việc giao quyền sử dụng đất đồng nhất với giao quyền sở hữu đất. Để điều chỉnh nhận thức đó ĐH X đã ghi nhận “Phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất : bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hóa một cách thuận lợi, làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển, …” (văn kiện ĐH X, tr 81). Cũng cần lưu ý thêm là việc kinh doanh mua – bán quyền sở hữu tài sản, kể cả sở hữu tài sản trí tuệ, cũng được thể chế hóa tại Luật dân sự được ban hành một cách phổ biến tại các nước trên thế giới. Thế nhưng, không rõ vì lý do gì, tại Việt nam nói riêng, vẫn chưa có nhận thức đầy đủ và đúng mức về loại hàng hóa đặc biệt này.
2 - Từ thực tế đó, để thực hiện quyền chủ sở hữu tài sản là tư liệu sản xuất, đã hình thành 4 lớp người :
- Người chủ sở hữu tài sản nói chung và người chủ sở hữu tư nhân và người chủ sở hữu chung (tập thể) đối với tài sản.
- Người là đại diện chủ sở hữu tài sản hình thành trong hình thức sở hữu tài sản chung. Đó là trong trường hợp của các Công ty cổ phần, người chủ sở hữu tài sản là các cổ đông, người đại diện chủ sở hữu là Hội đồng quản trị được Đại hội cổ đông bầu ra. Với các HTX cũng có mô hình thương tự.
- Người trực tiếp quản lý, kinh doanh tài sản. Người này có thể là người mua quyền sử dụng tài sản đó nhưng cũng có thể là người được chủ sở hữu tài sản thuê để thực hiện chức năng trực tiếp quản lý, kinh doanh tài sản của mình. Việc người chủ sở hữu tài sản thuê mướn người quản lý tài sản là một hình thức phổ biến trên thị trường lao động. Đương thời C.Mác đã công nhận vai trò của người quản lý mà người chủ sở hữu tải sản thuê qua việc xác định “linh hồn của nền công nghiệp của chúng ta không phải là những nhà tư bản công nghiệp mà là những viên giám đốc (managers) công nghiệp” (C.Mác Tư bản, quyển thứ ba, tập II, Nhà xuất bản Sự Thật Hà nội 1978, tr 97). Ngày nay, trong hình thức sở hữu chung, người đại diện chủ sở hữu (HĐQT) đứng ra thuê người quản lý kinh doanh tài sản chung là các TGĐ, nay được quen gọi dưới tên là các CEO.
Tại Việt nam, đến ngay trước cải cách ruộng đất, các nhà tư sản công thương gia kiêm địa chủ cũng thuê người quản lý tại nông thôn để thực hiện việc phát canh thu tô cho họ. Do đó, hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ quản lý này, các CEO được người chủ sở hữu tài sản thuê mướn. Thế nhưng trong thực tế cũng đã xẩy ra tình trạng các chủ sở hữu tài sản, vì nhiều lý do khác nhau, đã không coi trọng đúng mức việc tuyển dụng, giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các CEO nên đã tái hiện việc các CEO đã lạm dụng quyền hạn được giao để chiếm công vi tư, tranh thủ thu vén quyền lợi cá nhân mà không đảm bảo quyền lợi của ông chủ sở hữu.
- Người trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất. Đó là những công nhân lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp, thương nghiệp, các công nhân nông nghiệp, công nhân lâm nghiệp, …. Trường hợp người chủ sở hữu trực tiếp quản lý tài sản là tư liệu sản xuất của mỉnh chủ yếu là trong thành phần kinh tế cá thể, có quy mô nhỏ và cũng còn có trường hợp người chủ sở hữu chỉ trực tiếp quản lý kinh doanh tài sản của mình, không thuê người quản lý và cũng không trực tiếp sử dụng tư liệu sản xuất của mình như trong trường hợp các tiểu chủ, một hình thức khá phổ biến hiện nay trong nền kinh tế nước ta. Thế nhưng, do nhiều lý do khác nhau, trong một số DN, kể cả DNNN, đã hình thành cơ cấu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đó là mô hình người chủ sở hữu tài sản trực tiếp quản lý tài sản của mình, không thêu GĐ kinh doanh, theo mô hình hoạt động của các tiểu chủ.
3 – Đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân , một hình thức cụ thể của chế độ sở hữu chung, cũng cần có sự phân biệt 4 lớp người đó trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, khai thác và kinh doanh tài sản này, đặc biệt là đối với đất đai.
- Người chủ sở hữu tài sản này là toàn dân như đã được quy định tại Hiến pháp hiện hành.
- Người đại diện người chủ sở hữu toàn dân là ai cũng cần được làm rõ. Cùng với việc điều chỉnh tài sản thuộc sở hữu toàn dân thành tài sản thuộc sở hữu nhà nước, đã xuất hiện quan điểm xác định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Xác định đó có mặt mơ hồ vì cấu trúc của Nhà nước khá rộng. Trong lĩnh vực này, để chuẩn xác hóa ai là người đại diện chủ sở hữu thì phải nói cụ thể là “Quốc hội là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân ”.
- Người quản lý, kinh doanh tài sản thuộc sở hữu toàn dân là ai ? Vấn đề này đã được xác định tại điều 112, khoản 4 của Hiến pháp hiện hành, trong đó quy định Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn “… quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; …”. Nói một cách khác, có thể khẳng định là Chính phủ là CEO của nền kinh tế Nhà nước nói riêng, của nền kinh tế quốc dân nói chung. Do đó có thể khẳng định là thành phần kinh tế (và doanh nghiệp) Nhà nước kinh doanh kém hiệu quả là thuộc trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ, quyền hạn quản lý, sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân chứ không phải kinh doanh kém hiệu quả là do chế độ sở hữu tập thể, chế độ sở hữu toàn dân. Ở phạm vi các DNNN, các TĐ kinh tế, các TCT NN, đội ngũ các CEO này là các Giám đốc, các Tổng giám đốc và sự kiện Vinashin chứng tỏ vai trò và trách nhiệm của đội ngũ này đối với hiệu quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
- Người trực tiếp sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân là những người trực tiếp lao động tại các DN thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động khai thác các tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Điều đặc biệt trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở VN thì những người này còn là người chủ sở hữu chung đối với tài sản này. Thế nhưng tuy vị thế cụ thể của họ trong từng thành phần kinh tế có khác nhau nhưng đã xuất hiện một thực trạng là quyền làm chủ tập thể của họ bị vi phạm. Sự vi phạm ngay trong thành phần kinh tế nhà nước đã được đề cập đến tại phần thứ hai, đoạn trích văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ ĐH VII về chế độ quản lý trong quan hệ sản xuất XHCN. ĐH XI cũng đã xác nhận là “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm.” (Văn kiện ĐH XI, tr 171). Sự kiện đau lòng xẩy ra tại KCN Phú Mỹ, Chương mỹ, Hà nội đã nêu ở trên là một minh họa về sự vi phạm quyền làm chủ của người lao động trực tiếp lao động tại các DN trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu toàn dân.
Nhìn chung lại, cần khẳng định là ngay trong TKQĐ đi lên CNXH, chế độ sở hữu toàn dân đối với những tài sản, tư liệu sản xuất chủ yếu là một chế độ sở hữu đã hình thành và phải được tiếp tục phát triển ngày càng vững chắc. Thế nhưng trong lĩnh vực này, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đã xuất hiện những xu thế phủ định vai trò của chế độ sở hữu toàn dân bằng nhiều lý do phiến diện.
Để quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả những tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân như đã được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành, cần thấy là trong thực tế, còn có một số vấn đề chủ yếu cần làm rõ :
- Trong nền kinh tế thị trường nói chung, kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN nói riêng, quyền sử dụng tài sản là một loại hàng hóa được lưu hành phổ biến trên thị trường và đã được thể chế hóa qua Luật dân sự.
- Đối với đất đai, sông ngòi, …. (trên lãnh thổ của nước ta), không thể chấp nhận chuyển một bộ phận tài sản này từ sở hữu toàn dân sang hình thức sở hữu khác. Thế nhưng điều này vẫn không phủ định việc kết hợp chế độ sở hữu toàn dân với chế độ sở hữu tư nhân và việc kết hợp này được thực hiện qua việc hình thành thị trường mua – bán quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
- Để quản lý, khai thác, sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân, ở tầm vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, đã hình thành bốn lớp người là : (i) người chủ sở hữu này là toàn dân; (ii) người đại diện chủ sở hữu này là Quốc hội; (iii) người quản lý, kinh doanh tài sản thuộc sở hữu toàn dân là Chính phủ; (iv) người trực tiếp sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân là những người trực tiếp lao động trong các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, ….). Hiện nay nhận thức về sự hình thành 4 lớp người đó cũng như nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng lớp người chưa rõ, trong đó có nhận thức về vai trò người đại diện cho toàn dân để thực hiện chức năng làm chủ tài sản đó là Quốc hội và chức năng người quản lý, sử dụng tài sản đó một cách có hiệu quả là Chính phủ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này vì chúng ta đã gộp chung Quốc hội, Chính phủ, … vào trong phạm trù Nhà nước mà không phân rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phân cấu thành của bộ máy Nhà nước nói chung.
- Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất của người quản lý. Lâu nay vẫn phổ biến một nhân thức sai lầm là hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào chế độ sở hữu nên dẫn đến việc xác định giải pháp chủ yếu để tăng hiệu quả của thành phần (và doanh nghiệp) kinh tế nhà nước là phải xử lý chế độ sở hữu, không tập trung thỏa đáng vào nhiệm vụ nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và phẩm chất đội ngũ cán bộ quản lý, các CEO ở các cấp trong hệ thống quản lý của nền KTQD cũng như trong việc quản lý, giám sát đội ngũ này để ngăn chặn tình hình lạm dụng quyền lực được giao để chiếm công vi tư, … . Một lần nữa, xin nhắc lại sự kiện Vinashin là một minh họa cụ thể về thiếu sót của chúng ta đối với việc đào tạo, tuyển dụng, giám sát đội ngũ cán bộ CEO trong các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, các TCT nhà nước, ….
Kết luận
1 – ĐH XI xác định đặc trưng của chế độ xã hội XHCN là “quan hệ sản xuất tiển bộ phù hợp” là hợp lý cả về mặt cơ sở khoa học và thực tiễn. Không thể chỉ lấy một nội dung cấu thành của quan hệ sản xuất làm đặc trưng của một chế độ xã hội. ĐH VI đã ghi nhận là trong những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài có sai lầm là đã quá chú trọng về chế độ sở hữu mà không đảm bảo phát triển đồng bộ chế độ quản lý và chế độ phân phối nên không hình thành được quan hệ sản xuất mới với đầy đủ thực chất của nó.
2 – Việc ĐH XI chỉ ghi nhận là trong chế độ xã hội XHCN, “quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp” tuy đúng nhưng lại thiếu cụ thể nên tạo một số kẽ hở, dẫn đến tình hình chưa tạo được sự nhất quán trong nhận thức và chỉ đạo hành động, chủ trương, chính sách. Cụ thể là :
- Không khẳng định quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp là quan hệ sản xuất XHCN.
- Không khẳng định chế độ sở hữu đối với tư liệu sản xuất chủ yếu, trong đó có tài sản thuộc về chủ quyền lãnh thổ do hàng ngàn thế hệ đã đổ bao nhiêu mồ hôi, xương máu để dành lại cho thế hệ chúng ta. Do đó không thể chấp nhận việc chuyển một bộ phận của loại tài sản này thành tài sản thuộc chế độ sở hữu tư nhân.
- Không nhận thức, quán triệt đặc điềm của nền kinh tế thị trường là quyền sử dụng tài sản đã trở thành một loại hàng hóa được lưu hành một cách phổ biến, ngày càng rộng rãi trên thị trường. Điều này được thể hiện ngay trong Luật dân sự, không chỉ của Việt nam mà còn của cả các nước trên thế giới. Quyền sử dụng một bộ phận cấu thành của tài sản thuộc sở hữu toàn dân cũng là một loại hàng hóa được lưu hành trên thị trường định hướng XHCN ngay trong TKQĐ ở VN. Do đó, xuất hiện một hình thức kết hợp sở hữu toàn dân đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân với chế độ sở hữu tư nhân qua việc mua – bán quyền sử dụng tài sản này.
- Không nhận thức và khẳng định đúng mức là để thực hiện nội dung của chế độ quản lý đã hình thành 4 lớp người với những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác biệt nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau là : (i) người chủ sở hữu: (ii) người đại diện chủ sở hữu (trong trường hợp chế độ sở hữu chung, sở hữu tập thể); (iii) người quản lý (các CEO) khai thác, kinh doanh tài sản của người chủ sở hữu, về thực chất là người làm thuê cho chủ sở hữu; (iv) người lao động trực tiếp sử dụng, vận hành các tư liệu sản xuất của người chủ sở hữu để sang tạo ra những giá trị mới. Thực tế diễn biến trên thế giới, nhất là qua cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới vừa qua, xác định là trình độ nghiệp vụ và phẩm chất, công tác tuyển dụng, giám sát, của người quản lý (các CEO) là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh chứ không phải là nhân tố chế độ sở hữu. Trong trường hợp này, người chủ sở hữu phải có những giải pháp thích hợp để lựa chọn, tuyển dụng, giám sát người quản lý để họ làm đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là ngăn ngừa khả năng lạm dụng quyền hạn được giao để vi phạm quyền lợi của chủ sở hữu như trong việc chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu bằng những thủ đoạn khác nhau, ….
- Không khẳng định chế độ phân phối là chế độ phân phối theo lao động.,
4 – Chưa làm rõ là trong TKQĐ đi lên CNXH ở nước ta có một số đặc điểm chủ yếu nên đã dẫn đến tình hình “Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới vừa có phần lúng túng vừa buông lỏng” (Văn kiện ĐH VIII đã dẫn, tr 65). Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó bao gồm :
- Có nhiều quan hệ sản xuất cùng đồng thời song song tồn tại, tương ứng với từng thành phần kinh tế, với từng giai cấp khác nhau.
- Các quan hệ sản xuất đó phải phát triển theo định hướng XHCN và để thực hiện được điều đó thì cần có sự lãnh đạo của Đảng để làm rõ nội dung của quá trình phát triển này đối với từng thành phần kinh tế (kể cả với thành phần kinh tế nhà nước), có tổ chức cơ sở đảng trong từng thành phần kinh tế. Từ đó xác định các tổ chức đảng, các đảng viên trong từng thành phần kinh tế có nhiệm vụ chính trị là lãnh đạo, vận động, tổ chức các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, qua đó, từng bước vừa xác lập và củng cố quan hệ sản xuất XHCN ngay trong thành phần kinh tế nhà nước, vừa từng bước chuyển hóa quan hệ sản xuất của các thành phần kinh tế khác thành quan hệ sản xuất XHCN. Vì chưa nhận thức đúng mức nhiệm vụ chính trị của đảng viên (và tổ chức cơ sở đảng) đang hoạt động trong từng thành phần kinh tế nên việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, kết nạp chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân trở thành một vấn đề tranh luận kéo dài từ đầu nhiệm kỳ ĐH VI. Mãi đến ĐH X mới xác định được việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân và đến ĐH XI mới đặt vấn đề thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân vào Đảng, gắn với các điều cấm đã được ban hành, là chủ trương không thể hiện rõ nhiệm vụ chính trị của đảng viên đang hoạt động trong từng thành phần kinh tế như góp ý ở trên.
- Chưa có tổng kết thích hợp để làm rõ thực trạng ưu, nhược điểm của từng quan hệ sản xuất đang đồng thời tồn tại và phát triển trong TKQĐ ở nước ta để có giải pháp khắc phục cụ thể đối với quan hệ sản xuất của từng thành phần kinh tế. Điều này ảnh hưởng đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chủ trương chính sách cụ thể đối với từng thành phần giai cấp.
- v.v….
N.Lạng
Tôi không đủ thời gian để đọc hết bài dòng thòng của N.Lạng nhưng tôi vẫn biết nói gì.
Trả lờiXóaôi Việt Nam còn quá nhiều con người như vậy.Buồn thay!!!