Không cần quyên góp cho “phạm nhân lương tâm”?
NVM - một độc giả đã lại hoài nghi đầy ẩn ý: “Liệu gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý có khó khăn đến mức cần được quyên góp?”. Những ẩn ý ấy, kèm theo lời bình lạnh lẽo trong blog của độc giả này, thật giống như gáo nước lạnh dội lên bầu máu nóng chia sẻ tràn đầy chân thành của hàng triệu độc giả khác trong cả nước, vào những ngày mà Giáo Dục Việt Nam đã trở thành tờ báo đầu tiên ở nước ta làm được một loại việc hết sức đặc biệt: vận động tài chính và giúp đỡ gia đình của người “phạm nhân lương tâm”.
Vậy cái gì đã biểu hiện cho sự thật, và ai là người đại diện cho sự thật trong hoàn cảnh này? 1% hay 99% - hiểu theo cách nói tượng trưng của Phong trào “Chiếm Phố Wall”?
So sánh trên có lẽ đã được chứng thực trong thực tiễn của phản ứng xã hội. Từ ngày xảy ra bi kịch ở khu đầm thủy sản xã Vinh Quang đến nay, trong dư luận đã chỉ xuất hiện một ý kiến - trái ngược hoàn toàn với gần 1.000 bài báo và hàng trăm ngàn ý kiến thể hiện sự đồng cảm đối với điều được gọi là tình người.
Khó có thể hiểu khác hơn khi những tờ báo VN cũng đang cố gắng gìn giữ những mảng tình người còn sót lại trong một xã hội đang xuống cấp quá trầm trọng về đạo đức nhân sinh. Quyên góp và cứu trợ chỉ là một hành vi thông thường trong mọi xã hội, mọi chế độ, nhưng không phải bao giờ và trong hoàn cảnh nào cũng được thể hiện nếu không phát xuất từ một điều gì đó mang tính chân lý, và với một dũng khí đủ để vượt qua giới hạn trên của vô số sợ hãi mơ hồ bị đè nén bấy lâu nay.
Không phải đơn giản khi chỉ nhìn vào sự việc và mô tả nó. Những bài điều tra, bình luận, phỏng vấn, đúc kết của báo chí đã thể hiện trên hết là tấm lòng, là nỗi đau cộng hưởng cùng cái đau của nhân thế.
Nhưng cũng cần phải nói thêm với không ít xấu hổ rằng, những tờ báo dám lên tiếng đã làm thay cả phần trách nhiệm lương tâm cho vài ba tờ báo quan niệm “Im lặng là khôn ngoan” trong vụ việc Tiên Lãng.
Quá độ cho tự do báo chí
Tiên Lãng đã trở thành một cái mốc đầy ý nghĩa cho hai sự thay đổi: một biến đổi thuộc về hành động “tức nước vỡ bờ” của một gia đình nông dân đối với trào lưu trưng thu đất đai, và hai là lần đầu tiên kể từ sự kiện Thái Bình năm 1997, báo chí có được tiếng nói riêng của mình, ít nhất về chuyện cưỡng chế đất đai.
Nếu chịu khó nhớ lại, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra trong không ít vụ việc cưỡng chế tương tự như tại Tiên Lãng, đã xảy ra ở Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Tiền Giang, TP.HCM…, và ngay tại Thủ đô Hà Nội, bầu không khí chung của báo chí là rất trầm lắng, trầm mặc đến vô cùng khó hiểu. Thảng hoặc, một vài cái tin nho nhỏ nào đó chỉ đủ để đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu được thông tin của người đọc, chứ chẳng đủ sức khuấy động và tạo nên tác động chuyển dời tính chất, chưa nói đến bản chất của vụ việc. Phong trào cưỡng chế thu hồi đất vì thế cứ tiếp tục phát triển cái khía cạnh “luật rừng” của nó, từ bồi hoàn thấp đến không bồi hoàn, từ không bồi hoàn đến cưỡng chế bất chấp pháp luật…
Ngay đối với Tiên Lãng - một vụ việc với kịch tính lên đến cao trào, người ta đã phải tự hỏi: nếu báo chí không lên tiếng thì liệu người dân xã Vinh Quang có được “vỡ òa niềm vui”? Câu trả lời gần như chỉ có một: nếu mọi tờ báo đều chọn phương cách câm lặng như một hành xử “chính trị” nhất, thì Thủ tướng đã chẳng biết và đã chẳng thể can thiệp, lấy lại công bằng phần nào từ tình trạng bất công gần như không còn rào cản.
Thế mới biết là tiếng nói của báo chí quan trọng đến chừng nào. Thế mới biết là chỉ cần có sự quan tâm và “quán triệt tư tưởng” của một vài cấp lãnh đạo cao cấp trong Đảng, tình thế đã xoay chuyển đến bất ngờ. Để từ đó, báo chí bất thần biến thành một dòng thác công luận, tuôn trào dữ dội từ cái van xả lũ đã được xoay ngược chiều kim đồng hồ, dù chỉ với độ xoay “khiêm tốn”.
Quá độ của tự do báo chí cũng bắt đầu từ đây - có thể lấy mốc đầu năm 2012 như một thời điểm đổi thay có tính quyết định. Để bù đắp cho những năm tháng nào đó đã phải âm thầm lắng vào cảnh im lặng không đáng phải nhận, khi báo chí đã bị oan uổng từ nhiều lời trách cứ của dư luận.
Nhưng chính xác, tự do báo chí, một cách thực chất chứ không phải chỉ trên danh nghĩa, cũng là điều mà Đảng cần đến, cần đến như một tác năng quan yếu nhằm trên hết phục vụ cho công cuộc chỉnh đốn Đảng và làm giảm nguy cơ đối với “sự tồn vong của chế độ” - như tâm trạng đầy bức trở của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Có một cái nhìn có vẻ rất ngược ngạo, nhưng lại đáng xem xét thấu đáo: thật quá bất hạnh cho gia đình Đoàn Văn Vươn; nhưng lại thật may mắn vì có… Tiên Lãng.
Bởi thật đơn giản là nếu không có Tiên Lãng, rất có thể sự bức xúc trong Đảng vẫn chỉ là những trăn trở cảm tính, chứ chưa thể xuất hiện những nhân tố, con người lãnh đạo mà đã tạo nên một bước ngoặt cho tự do báo chí trong thời gian qua, trọn vẹn hơn trong thời gian tới.
NVM - một độc giả đã lại hoài nghi đầy ẩn ý: “Liệu gia đình Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý có khó khăn đến mức cần được quyên góp?”. Những ẩn ý ấy, kèm theo lời bình lạnh lẽo trong blog của độc giả này, thật giống như gáo nước lạnh dội lên bầu máu nóng chia sẻ tràn đầy chân thành của hàng triệu độc giả khác trong cả nước, vào những ngày mà Giáo Dục Việt Nam đã trở thành tờ báo đầu tiên ở nước ta làm được một loại việc hết sức đặc biệt: vận động tài chính và giúp đỡ gia đình của người “phạm nhân lương tâm”.
Vậy cái gì đã biểu hiện cho sự thật, và ai là người đại diện cho sự thật trong hoàn cảnh này? 1% hay 99% - hiểu theo cách nói tượng trưng của Phong trào “Chiếm Phố Wall”?
So sánh trên có lẽ đã được chứng thực trong thực tiễn của phản ứng xã hội. Từ ngày xảy ra bi kịch ở khu đầm thủy sản xã Vinh Quang đến nay, trong dư luận đã chỉ xuất hiện một ý kiến - trái ngược hoàn toàn với gần 1.000 bài báo và hàng trăm ngàn ý kiến thể hiện sự đồng cảm đối với điều được gọi là tình người.
Khó có thể hiểu khác hơn khi những tờ báo VN cũng đang cố gắng gìn giữ những mảng tình người còn sót lại trong một xã hội đang xuống cấp quá trầm trọng về đạo đức nhân sinh. Quyên góp và cứu trợ chỉ là một hành vi thông thường trong mọi xã hội, mọi chế độ, nhưng không phải bao giờ và trong hoàn cảnh nào cũng được thể hiện nếu không phát xuất từ một điều gì đó mang tính chân lý, và với một dũng khí đủ để vượt qua giới hạn trên của vô số sợ hãi mơ hồ bị đè nén bấy lâu nay.
Không phải đơn giản khi chỉ nhìn vào sự việc và mô tả nó. Những bài điều tra, bình luận, phỏng vấn, đúc kết của báo chí đã thể hiện trên hết là tấm lòng, là nỗi đau cộng hưởng cùng cái đau của nhân thế.
Nhưng cũng cần phải nói thêm với không ít xấu hổ rằng, những tờ báo dám lên tiếng đã làm thay cả phần trách nhiệm lương tâm cho vài ba tờ báo quan niệm “Im lặng là khôn ngoan” trong vụ việc Tiên Lãng.
Quá độ cho tự do báo chí
Tiên Lãng đã trở thành một cái mốc đầy ý nghĩa cho hai sự thay đổi: một biến đổi thuộc về hành động “tức nước vỡ bờ” của một gia đình nông dân đối với trào lưu trưng thu đất đai, và hai là lần đầu tiên kể từ sự kiện Thái Bình năm 1997, báo chí có được tiếng nói riêng của mình, ít nhất về chuyện cưỡng chế đất đai.
Nếu chịu khó nhớ lại, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra trong không ít vụ việc cưỡng chế tương tự như tại Tiên Lãng, đã xảy ra ở Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Tiền Giang, TP.HCM…, và ngay tại Thủ đô Hà Nội, bầu không khí chung của báo chí là rất trầm lắng, trầm mặc đến vô cùng khó hiểu. Thảng hoặc, một vài cái tin nho nhỏ nào đó chỉ đủ để đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu được thông tin của người đọc, chứ chẳng đủ sức khuấy động và tạo nên tác động chuyển dời tính chất, chưa nói đến bản chất của vụ việc. Phong trào cưỡng chế thu hồi đất vì thế cứ tiếp tục phát triển cái khía cạnh “luật rừng” của nó, từ bồi hoàn thấp đến không bồi hoàn, từ không bồi hoàn đến cưỡng chế bất chấp pháp luật…
Ngay đối với Tiên Lãng - một vụ việc với kịch tính lên đến cao trào, người ta đã phải tự hỏi: nếu báo chí không lên tiếng thì liệu người dân xã Vinh Quang có được “vỡ òa niềm vui”? Câu trả lời gần như chỉ có một: nếu mọi tờ báo đều chọn phương cách câm lặng như một hành xử “chính trị” nhất, thì Thủ tướng đã chẳng biết và đã chẳng thể can thiệp, lấy lại công bằng phần nào từ tình trạng bất công gần như không còn rào cản.
Thế mới biết là tiếng nói của báo chí quan trọng đến chừng nào. Thế mới biết là chỉ cần có sự quan tâm và “quán triệt tư tưởng” của một vài cấp lãnh đạo cao cấp trong Đảng, tình thế đã xoay chuyển đến bất ngờ. Để từ đó, báo chí bất thần biến thành một dòng thác công luận, tuôn trào dữ dội từ cái van xả lũ đã được xoay ngược chiều kim đồng hồ, dù chỉ với độ xoay “khiêm tốn”.
Quá độ của tự do báo chí cũng bắt đầu từ đây - có thể lấy mốc đầu năm 2012 như một thời điểm đổi thay có tính quyết định. Để bù đắp cho những năm tháng nào đó đã phải âm thầm lắng vào cảnh im lặng không đáng phải nhận, khi báo chí đã bị oan uổng từ nhiều lời trách cứ của dư luận.
Nhưng chính xác, tự do báo chí, một cách thực chất chứ không phải chỉ trên danh nghĩa, cũng là điều mà Đảng cần đến, cần đến như một tác năng quan yếu nhằm trên hết phục vụ cho công cuộc chỉnh đốn Đảng và làm giảm nguy cơ đối với “sự tồn vong của chế độ” - như tâm trạng đầy bức trở của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Có một cái nhìn có vẻ rất ngược ngạo, nhưng lại đáng xem xét thấu đáo: thật quá bất hạnh cho gia đình Đoàn Văn Vươn; nhưng lại thật may mắn vì có… Tiên Lãng.
Bởi thật đơn giản là nếu không có Tiên Lãng, rất có thể sự bức xúc trong Đảng vẫn chỉ là những trăn trở cảm tính, chứ chưa thể xuất hiện những nhân tố, con người lãnh đạo mà đã tạo nên một bước ngoặt cho tự do báo chí trong thời gian qua, trọn vẹn hơn trong thời gian tới.
Viết Lê Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét