Tác giả: Phạm Toàn
Có cần đưa đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa ra xã hội hóa (cách nói lâu nay, nhưng đã đến lúc nghĩ cách làm) bằng cách tổ chức đấu thầu, để huy động được trí tuệ cả xã hội vào sự nghiệp chung?
Có cần đưa đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa ra xã hội hóa (cách nói lâu nay, nhưng đã đến lúc nghĩ cách làm) bằng cách tổ chức đấu thầu, để huy động được trí tuệ cả xã hội vào sự nghiệp chung?
>> Bà Nguyễn Thị Bình bàn về đề án giáo dục nghìn tỷ
>> Tranh luận nảy lửa về đề án 70 nghìn tỷ
Đề án đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới chương trình và sách giáo khoa công bố số tiền dự trù số tiền quá lớn. Bảy mươi nghìn tỉ đồng. Dĩ nhiên, xã hội phản ứng liền, và bài báo nhanh nhạy nhất là của Văn Như Cương.
Phản ứng của xã hội về đề án này có nguyên nhân của nó. Lâu nay, những món tiền lớn cứ xuất hiện trước công chúng dễ dàng hơn cả... vỏ hến. Hãy nghe các vị có trách nhiệm của ngành giáo dục vội vã giải thích, rằng dành riêng cho viết sách giáo khoa và làm chương trình chỉ dự kiến hơn 960 tỉ đồng thôi (chưa đầy 1/70 tổng dự toán). Có lẽ khi các tác giả của câu nói chỉ có hơn 960 tỉ thôi mà chưa nghĩ mình sẽ có lúc bị ông/ bà Kỳ Duyên đưa vào cột báo quen thuộc để rút ra bài học xã hội từ sự nực cười trong lời nói thế ấy!
Sự coi thường đồng tiền của dân, coi đồng tiền đó như vỏ hến thể hiện ở chỗ nào?
1- Các tác giả nói chương trình và sách giáo khoa mới sẽ định hướng theo cách tiếp cận năng lực. Khái niệm đó là thế nào? Thực ra đó là cách dịch ngô nghê một đường lối giáo dục bên Tây có tên gọi là Capability Approach. Đường lối này Hồ Ngọc Đại đã trình ra trước xã hội từ năm học 1978-1979 và được gọi đầy bản sắc dân tộc là Giáo dục các năng lực người. Song đây không phải chuyện dịch tiếng nước nọ sang nước kia. Đây chỉ là thể hiện một phương thức học lỏm sau những chuyến du ngoạn... tiền chùa.
2- Do "đường lối mới" chỉ là kết quả của những chuyến study tour vui vẻ vội vàng, nên các tác giả không bao giờ dùng những trải nghiệm giáo dục của dân tộc làm cơ sở cho thay đổi. Thật vậy, nếu có ai hỏi: Các vị có một cơ sở thực nghiệm giáo dục nào bền bỉ gần 40 năm trước khi bị "chèn ép" đến gần như xóa sổ như Trường thực nghiệm Giảng Võ (cũ) và Trường thực nghiệm Liễu Giai (mới), thì chắc chắn các tác giả có được câu trả lời không ấp úng.
3- Cách "cãi" và bổ sung rằng trong số tiền to lớn đó còn có tiền mua trang thiết bị dạy học hiện đại: Thực tế cho thấy những thiết bị mơ hồ đó có thể ngốn cả ti tỉ đồng có thật. Người ta quên rằng, một nền giáo dục hiện đại là ở cái căn cốt tư duy tạo ra được ở người học. Cái tư duy đó thể hiện ở những thao tác học, do chính người học thực hiện, chứ không là thứ "tư duy" sùng ngoại cả lớp ngồi trật tự xem cô giáo biểu diễn. Nếu đề án 70 nghìn tỷ định thiết kế lại "đồ dùng dạy học", có lẽ đúng hơn là ngoài các phòng lắp ráp như thật và phòng thí nghiệm in vitro, thì nên có ba không gian sau:
- Một không gian vườn trường để trẻ em làm thực nghiệm,
- Một không gian dân tộc học với những túp lều, cối giã, cối xay, cái đó, cái chài, tấm lưới, nùi rơm, ông đầu rau, kiềng, đống rơm ... và không nên quên trồng ở mỗi không gian đó một cây thị để các em nhập vai bà hàng nước thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn đâu.
- Một không gian đương đại với những vật thể bằng gỗ dán nhưng làm như thật: Chiếc máy bay cho các em sống trong tưởng tượng cả chuyện chiến tranh lẫn chuyện thời bình. Một cái xe buýt cho các em vừa chơi vừa tập làm người lịch sự. Một con tàu vũ trụ để hướng các em nghĩ tới những phát kiến táo bạo trong tương lai... Trong không gian đương đại này cần có hẳn một nhà hát mini và một đài ngắm vũ trụ thu gọn...
Nếu thực sự trang bị lại các thiết bị thí nghiệm, thực hành trong nhà trường thì cần phải có dự án phụ rất chi tiết, chứ không thể nói buông một cụm từ "thiết bị hiện đại" để hù dọa người dân vốn thiếu thông tin (còn những người kinh doanh giáo dục thì ẵm tiền qua biên giới vác về những cái cân rỉ, và chỉ thị các trường phải nhận...)
Sau hết, có một điều vô cùng quan trọng, ấy là cần nghĩ xem: Có cần đưa đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa ra xã hội hóa (cách nói lâu nay, nhưng đã đến lúc nghĩ cách làm) bằng cách tổ chức đấu thầu, để huy động được trí tuệ cả xã hội vào sự nghiệp chung?
Xin mở ngoặc, nhóm biên soạn sách giáo khoa Cánh Buồm chúng tôi sẽ dự thầu mặc dù biết là có được đấu thầu, cũng khó mà thắng.
Năm nay, nhóm Cánh Buồm sẽ trình xã hội vào 30 tháng 9 năm 2011 tại Quỹ Phan Châu Trinh- có thể coi đây là một cuộc phản biện sách từ lớp 1 đến lớp 4: Văn - Tiếng Việt - Lối sống - Khoa học và Công nghệ
- Tin học - Tiếng Anh với sự tham gia của các giáo sư và chuyên gia trong và ngoài nước (Nhà xuất bản Tri thức và Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội giúp tổ chức).
Chúng tôi thực hiện lời hứa làm ra một điều tích cực là chống tiêu cực. Những điều chúng tôi nghĩ và làm và chờ đợi chia sẻ, phê phán đều được công khai trên trang mạng hiendai.edu.vn.
Bởi tiền ở đây không phải vỏ hến!
>> Tranh luận nảy lửa về đề án 70 nghìn tỷ
Đề án đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới chương trình và sách giáo khoa công bố số tiền dự trù số tiền quá lớn. Bảy mươi nghìn tỉ đồng. Dĩ nhiên, xã hội phản ứng liền, và bài báo nhanh nhạy nhất là của Văn Như Cương.
Phản ứng của xã hội về đề án này có nguyên nhân của nó. Lâu nay, những món tiền lớn cứ xuất hiện trước công chúng dễ dàng hơn cả... vỏ hến. Hãy nghe các vị có trách nhiệm của ngành giáo dục vội vã giải thích, rằng dành riêng cho viết sách giáo khoa và làm chương trình chỉ dự kiến hơn 960 tỉ đồng thôi (chưa đầy 1/70 tổng dự toán). Có lẽ khi các tác giả của câu nói chỉ có hơn 960 tỉ thôi mà chưa nghĩ mình sẽ có lúc bị ông/ bà Kỳ Duyên đưa vào cột báo quen thuộc để rút ra bài học xã hội từ sự nực cười trong lời nói thế ấy!
Sự coi thường đồng tiền của dân, coi đồng tiền đó như vỏ hến thể hiện ở chỗ nào?
1- Các tác giả nói chương trình và sách giáo khoa mới sẽ định hướng theo cách tiếp cận năng lực. Khái niệm đó là thế nào? Thực ra đó là cách dịch ngô nghê một đường lối giáo dục bên Tây có tên gọi là Capability Approach. Đường lối này Hồ Ngọc Đại đã trình ra trước xã hội từ năm học 1978-1979 và được gọi đầy bản sắc dân tộc là Giáo dục các năng lực người. Song đây không phải chuyện dịch tiếng nước nọ sang nước kia. Đây chỉ là thể hiện một phương thức học lỏm sau những chuyến du ngoạn... tiền chùa.
2- Do "đường lối mới" chỉ là kết quả của những chuyến study tour vui vẻ vội vàng, nên các tác giả không bao giờ dùng những trải nghiệm giáo dục của dân tộc làm cơ sở cho thay đổi. Thật vậy, nếu có ai hỏi: Các vị có một cơ sở thực nghiệm giáo dục nào bền bỉ gần 40 năm trước khi bị "chèn ép" đến gần như xóa sổ như Trường thực nghiệm Giảng Võ (cũ) và Trường thực nghiệm Liễu Giai (mới), thì chắc chắn các tác giả có được câu trả lời không ấp úng.
|
Ảnh minh họa. Nguồn: VNE |
- Một không gian vườn trường để trẻ em làm thực nghiệm,
- Một không gian dân tộc học với những túp lều, cối giã, cối xay, cái đó, cái chài, tấm lưới, nùi rơm, ông đầu rau, kiềng, đống rơm ... và không nên quên trồng ở mỗi không gian đó một cây thị để các em nhập vai bà hàng nước thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn đâu.
Các tác giả nói chương trình và sách giáo khoa mới sẽ định hướng theo cách tiếp cận năng lực. Khái niệm đó là thế nào? Thực ra đó là cách dịch ngô nghê một đường lối giáo dục bên Tây có tên gọi là Capability Approach. Đường lối này Hồ Ngọc Đại đã trình ra trước xã hội từ năm học 1978-1979 và được gọi đầy bản sắc dân tộc là Giáo dục các năng lực người. Song đây không phải chuyện dịch tiếng nước nọ sang nước kia. Đây chỉ là thể hiện một phương thức học lỏm sau những chuyến du ngoạn... tiền chùa. |
Nếu thực sự trang bị lại các thiết bị thí nghiệm, thực hành trong nhà trường thì cần phải có dự án phụ rất chi tiết, chứ không thể nói buông một cụm từ "thiết bị hiện đại" để hù dọa người dân vốn thiếu thông tin (còn những người kinh doanh giáo dục thì ẵm tiền qua biên giới vác về những cái cân rỉ, và chỉ thị các trường phải nhận...)
Sau hết, có một điều vô cùng quan trọng, ấy là cần nghĩ xem: Có cần đưa đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa ra xã hội hóa (cách nói lâu nay, nhưng đã đến lúc nghĩ cách làm) bằng cách tổ chức đấu thầu, để huy động được trí tuệ cả xã hội vào sự nghiệp chung?
Xin mở ngoặc, nhóm biên soạn sách giáo khoa Cánh Buồm chúng tôi sẽ dự thầu mặc dù biết là có được đấu thầu, cũng khó mà thắng.
Năm nay, nhóm Cánh Buồm sẽ trình xã hội vào 30 tháng 9 năm 2011 tại Quỹ Phan Châu Trinh- có thể coi đây là một cuộc phản biện sách từ lớp 1 đến lớp 4: Văn - Tiếng Việt - Lối sống - Khoa học và Công nghệ
- Tin học - Tiếng Anh với sự tham gia của các giáo sư và chuyên gia trong và ngoài nước (Nhà xuất bản Tri thức và Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội giúp tổ chức).
Chúng tôi thực hiện lời hứa làm ra một điều tích cực là chống tiêu cực. Những điều chúng tôi nghĩ và làm và chờ đợi chia sẻ, phê phán đều được công khai trên trang mạng hiendai.edu.vn.
Bởi tiền ở đây không phải vỏ hến!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét