30 thg 12, 2010

Người lao động cần cù mà vẫn nghèo - lỗi tại các doanh nghiệp nhà nước độc quyền

Người lao động cần cù mà vẫn nghèo - lỗi tại các doanh nghiệp nhà nước độc quyền
Vương Tắc Kha*

Những năm gần đây giới trí thức Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo về hiểm họa nghiêm trọng của sự phát triển chủ nghĩa tư bản thân quen ở nước này: một số ít người lợi dụng quan hệ thân quen với chính quyền để độc quyền thao túng nền kinh tế, làm thiệt hại quyền lợi của đa số nhân dân; các doanh nghiệp nhà nước độc quyền là công cụ để thực hiện sự thao túng đó. Dưới đây là bài viết của nhà kinh tế nổi tiếng Vương Tắc Kha đăng trên “Đông phương Tảo báo” Trung Quốc số ra ngày 28/10/2010.
Là một nhà kinh tế học, tôi đặc biệt tán thưởng câu nói của Giáo sư Trương Duy Nghênh “Bảo vệ kinh tế thị trường là trách nhiệm cơ bản của các nhà kinh tế” .
 Vương Tắc Kha

Giáo sư (GS) Trương Duy Nghênh [1] là người kiên định bảo vệ kinh tế thị trường. Cá nhân ông đã thực sự có những cống hiến cho công cuộc cải cách thể chế kinh tế định hướng thị trường của Trung Quốc. Tác phẩm mới của GS “Lô-gic của thị trường” tập hợp 16 bài viết của ông từng đăng trên báo chí Trung Quốc và nước ngoài trong một phần tư thế kỷ qua. Theo tôi nghĩ, tư tưởng trung tâm của cuốn sách này chính là câu nói của ông: Bảo vệ kinh tế thị trường.

Tư Mã Thiên và Adam Smith

Ngay từ đầu GS Trương đã nêu rõ: “Kinh tế thị trường là sáng tạo vĩ đại nhất của loài người, là Luật chơi tốt nhất trong các tiến bộ của loài người!” “Lô-gic cơ bản của kinh tế thị trường là: Nếu ai muốn được hạnh phúc thì người ấy trước hết phải làm cho người khác được hạnh phúc.”

Cơ chế của kinh tế thị trường hiện đại là để “đồng tiền-phiếu bầu” [2] lên tiếng, giỏi thắng kém thua, nâng cao mức độ phúc lợi toàn xã hội.

Nếu bạn muốn giành được nhiều đồng tiền-phiếu bầu thì bạn phải cung cấp cho thị trường các mặt hàng được người ta thích mua, kể cả các mặt hàng có tính dịch vụ như cắt tóc, du lịch. Trước tiên người ta bằng lòng bỏ tiền mua hàng của bạn, dưới tiền đề món hàng ấy đem lại cái tốt cho người ta, tốt hơn so với việc người ta giữ lại trong túi mình số tiền họ cần trả cho việc mua món hàng ấy của bạn. Thứ hai, người ta bằng lòng bỏ tiền mua hàng của bạn chứ không mua hàng của người khác, nguyên nhân là bỏ ra cùng một số tiền như nhau, hàng của bạn đem lại nhiều cái tốt hơn so với hàng của người khác.

So sánh cái tốt tức là so sánh giá trị. Bởi vậy, GS Trương Duy Nghênh nói: “Bản chất của cạnh tranh thị trường là sự cạnh tranh giá trị tạo ra cho người khác.

Đó chính là ý tưởng “Bàn tay vô hình” mà Adam Smith [3], ông tổ kinh tế học hiện đại khái quát lại trong danh tác Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc.

Theo giải thích của GS Trương, Adam Smith nói “Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người đều theo đuổi lợi ích của mình – ở đây là lợi ích theo nghĩa rộng, kể cả mưu cầu tài sản, cũng có thể mưu cầu thanh danh cho mình – nhưng có một bàn tay vô hình làm cho bạn, trong khi theo đuổi lợi ích của mình thì lại tạo ra một giá trị cho người khác, cái giá trị ấy lớn hơn giá trị mà ý định chủ quan của bạn muốn đóng góp cho xã hội.” GS Trương cho rằng đây chính là điều kỳ diệu của kinh tế thị trường.

GS Trương Duy Nghênh nói một cách quy nạp: “Thị trường là gì? Thị trường là chế độ trong đó xấu hay tốt là do người khác đánh giá chứ không phải do bạn tự đánh giá. Trên thị trường, bất cứ ai không tạo ra giá trị cho người khác thì sẽ không thể có thu nhập. Cho nên bạn phải cố gắng tạo ra giá trị cho người khác.” “Cái nào có giá trị, cái nào không có giá trị, điều đó phải được thử nghiệm trên thị trường, phải do người mua đánh giá.

Những kẻ phản đối kinh tế thị trường không những hạ thấp ý tưởng “Bàn tay vô hình” của Adam Smith là “chủ nghĩa độc tôn thị trường” mà còn, trên độ cao ý thức hệ, quy nó vào ảnh hưởng của kinh tế học dung tục của giai cấp tư sản phương Tây – nghe thật là sởn tóc gáy.

Thực ra, trong cuốn Sử Ký của mình, Tư Mã Thiên, nhà văn và nhà tư tưởng nổi tiếng Trung Quốc thời Tây Hán đã thể hiện rõ ràng ý tưởng sau này Adam Smith khái quát lại thành “bàn tay vô hình”.

Trong Sử Ký, Tư Mã Thiên đã viết một đoạn văn ngắn, đại ý có nghĩa là: Nhờ vào sự trồng trọt của nông dân mà người ta có cái ăn, nhờ thợ sơn tràng mà người ta có gỗ ván để làm đồ đạc, nhờ thợ thủ công làm ra đồ dùng mà người ta được thỏa mãn nhu cầu; nhờ các nhà buôn chở và bán mọi thứ vật dụng đó mà người ta có dịp chọn mua. Lẽ nào lại còn phải cần tới nhà nước ra lệnh dạy bảo dân chúng định kỳ họp chợ để thực hiện những việc nói trên hay sao? Mọi người ai nấy làm việc theo khả năng của mình, gắng sức mình làm, qua đó thỏa mãn nhu cầu của mình. Bởi thế, khi vật giá rẻ thì họ tìm cách mua hàng, khi vật giá đắt họ tìm cách bán hàng. Ai nấy cần cù, vui vẻ làm nghề của mình, ví như nước chảy chỗ trũng, ngày đêm chảy mãi không thôi, chẳng cần ai kêu gọi họ cũng làm, chẳng cần ai tuyển mộ thì dân chúng cũng tự sản xuất ra mọi thứ. Điều ấy hợp quy luật và tự nhiên được chứng minh là đúng.

Đoạn văn nói trên của Tư Mã Thiên thể hiện ý tương hầu như hoàn toàn ăn nhập với cách trình bày “Bàn tay vô hình” nổi tiếng của Adam Smith, ông tổ của kinh tế học hiện đại. Nhưng Tư Mã Thiên của Trung Quốc có trước Adam Smith của Anh Quốc hơn 1800 năm!

Đáng tiếc là từ khi “Bãi truất Bách gia, độc tôn Nho thuật” [4] trở đi, chủ trương dùng đạo đức thay cho pháp trị trong việc cai trị quốc gia đã trở thành giấc mộng của giai cấp đại sĩ phu Trung Quốc. Đây là căn nguyên của bao nhiêu vấn đề tồn tại trong xã hội phong kiến, cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho Trung Quốc từ sau đời Đường Tống trở nên lạc hậu. Trên ý nghĩa đó, chúng ta cần “trở lại Tư Mã Thiên”, tôn thờ kinh tế thị trường.

Thị trường bị biến dạng cho nên không hoàn mỹ


GS Trương Duy Nghênh chỉ rõ: “Dĩ nhiên, trong thực tế, thị trường bao giờ cũng không hoàn mỹ mà luôn tồn tại vấn đề này vấn đề nọ. Nguyên nhân chính là ở chỗ môi trường pháp lý mà thị trường dựa vào đó để vận hành thường là không hoàn thiện, hiểu biết của con người có giới hạn, thị trường sẽ chịu sự can nhiễu của các lực lượng chống thị trường, nhất là sự can nhiễu từ các nhóm lợi ích và từ chính quyền.”

Nhân tố “môi trường pháp lý mà thị trường dựa vào đó để vận hành thường là không hoàn thiện” có ảnh hưởng rất rõ ràng đối sự vận hành của kinh tế thị trường. Thí dụ, nếu hiện tượng cân thiếu, hàng sai chủng loại mà không bị trừng phạt thì giao dịch thị trường sẽ không thể bảo đảm tạo ra giá trị cho đối phương. “Môi trường pháp lý thường xuyên không hoàn thiện” còn bao gồm mua tranh bán cướp, vơ vét hàng hóa... đều là hậu quả của sự phá hoại điều kiện tiền đề: giao dịch thị trường phải đem lại lợi ích cho cả hai bên giao dịch.

Chính quyền quấy nhiễu thị trường là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất. Trên thực tế, sự can nhiễu của “môi trường pháp lý không hoàn thiện” và của các nhóm lợi ích đều có thể bao hàm trong sự can nhiễu của chính quyền, bởi lẽ “môi trường pháp lý không hoàn thiện” chính là kết quả công việc của chính quyền; nếu chính quyền hoàn thiện được môi trường pháp lý kinh tế thị trường thì các nhóm lợi ích không thể quấy nhiễu được.

Sau khi khẳng định “Không có chính quyền thì kinh tế không thể phát triển; bản thân chính quyền là một nhu cầu của thị trường”, GS Trương chỉ rõ “Nhưng vấn đề là ở chỗ biện pháp mà chính quyền kiếm được thu nhập thì khác với biện pháp của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tạo ra giá trị thì không thể có thu nhập, còn chính quyền thì dù không tạo ra giá trị nhưng vẫn có thu nhập qua biện pháp thu thuế.”

Đây là mấu chốt của vấn đề. GS Trương viết “Cái gọi là cạnh tranh không phải là nói một ngành nghề có nhiều doanh nghiệp, mà là nói chính quyền cho phép tự do làm ngành nghề đó.” Đúng vậy, khi một địa phương nào đấy chỉ có một cửa hàng mằn thắn, xem ra là không có cạnh tranh, nhưng ý nghĩ “người khác cũng có thể mở hiệu mằn thắn” lại là một sức ép cạnh tranh vô hình, nó khiến cho cửa hiệu kia khi nghĩ tới khả năng ấy phải ra sức làm cho cửa hiệu mình có thức ăn ngon, giá rẻ, chứ không được tùy tiện nâng giá vì lý do mình là cửa hiệu duy nhất. Lúc này, nếu chính quyền đặt ra trở ngại bên ngoài tiêu chuẩn mở cửa hiệu mằn thắn mới, thì sẽ xuất hiện không gian để tham nhũng.

Vụ sữa bẩn Tam Lộc là một bài học đau xót. Có người phê phán đó là do kinh tế thị trường để cho các doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận. Nhưng vì sao ở nhiều nước có cạnh tranh thị trường mạnh hơn Trung Quốc lại không có hiện tượng như vậy? Tam Lộc gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng, họ dựa vào cái gì để thành công trên thị trường? Đó chủ yếu là do thị trường Trung Quốc chưa chuẩn hóa.

Đặc biệt, một năm trước khi xảy ra vụ Tam Lộc, dưới sự dàn dựng của Bộ Khoa học kỹ thuật, sữa bột Tam Lộc được tặng “Giải tiến bộ KHKT nhà nước hạng nhì”, một giải thưởng rất cao. Với hào quang như thế, sữa Tam Lộc giành được thành công thị trường ở Trung Quốc.

Doanh nghiệp nhà nước là hình thức quan trọng để chính quyền can thiệp thị trường


GS Trương vạch ra: chính quyền can thiệp thị trường làm cho thị trường không phát triển tốt; lẽ ra việc chính quyền nên làm là bảo vệ quyền sở hữu tài sản, đẩy mạnh cạnh tranh. GS viết: bất cứ biện pháp nào hạn chế cạnh tranh đều chỉ có lợi cho một số ít người. Việc điều động bố trí tài nguyên chỉ có hai cách: hoặc theo thị trường, hoặc theo đặc quyền. Nếu không theo thị trường thì nhất định là theo đặc quyền. Bất cứ biện pháp nào cố ý hạn định giá cả, hạn chế cạnh tranh, cuối cùng chỉ có lợi cho một số ít người có đặc quyền.
Doanh nghiệp nhà nước là hình thức quan trọng để nhà nước can thiệp thị trường, kể cả nhiều đặc quyền miễn phí chiếm dùng tài nguyên nhà nước.

Mới đây Ủy ban Phát triển Cải cách Nhà nước nói: “Mùa đông năm nay việc cung ứng khí đốt chịu nhiều sức ép, Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc bị lỗ nặng.” Loại tiếng nói tạo dư luận cho một đợt tăng giá mới này lập tức bị quần chúng nhân dân phê bình. Họ nói: Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc rõ ràng là tập đoàn kiếm tiền nhiều nhất trên thế giới, nắm độc quyền vững chắc nhất, thế mà ngày nào cũng kêu lỗ, đó chẳng qua là họ muốn kiếm thêm lợi nhuận lấy từ nhân dân cả nước mà thôi.

Vài năm gần đây, một quan chức nhà nước tự khoe là “trung thần” gọi tập đoàn độc quyền ấy là “Con cả của nước Cộng hòa”. Vị này nói nếu không có “Ba Thùng Dầu” như Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc thì chẳng biết nền kinh tế quốc dân nước ta sẽ ra sao đây.

Chúng ta không thể không hỏi: Những mỏ dầu và nhà máy lọc dầu được xây dựng bằng vốn đầu tư lấy từ mấy chục năm tiền thuế của hơn 1 tỷ dân ta đã trở thành tài sản riêng của vị “Con cả nước Cộng hòa” ấy; mấy chục triệu km2 đất đai và vùng biển tài nguyên thiên nhiên của toàn dân hầu như được miễn phí giao cho vị “Con cả nước Cộng hòa” ấy bới tung lên, khai thác với hiệu suất cực thấp... vì sao họ không kiểm điểm trách nhiệm mà ngược lại còn huênh hoang không biết xấu hổ?

Tại các nước lớn trên thế giới, thuế suất đánh vào ngành khai thác dầu đều bằng khoảng mười mấy phần trăm giá dầu. Chỉ có ở Trung Quốc thuế suất loại thuế tài nguyên này chưa tới 1%. Như vậy chẳng phải là hầu như miễn phí giao tài nguyên thiên nhiên cho vị “Con cả nước Cộng hòa” ấy bới tung lên đó sao? Trong tình hình đó tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp dầu khí độc quyền Trung Quốc xếp thứ nhất toàn cầu, lợi nhuận ngày một tăng, điều này có gì mà huênh hoang? Họ chẳng đem lại bao nhiêu lợi ích lớn cho đời sống nhân dân, sau này khi tài nguyên khô kiệt sẽ chỉ để lại sự bần cùng và ô nhiễm.

Chính là cái doanh nghiệp độc quyền hiệu suất cực thấp mà lợi nhuận cực cao ấy lại dăm ngày ba bận gây ra sự căng thẳng trong cung cấp dầu khí, không ngại gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác và thúc ép Bộ Tài chính thỉnh thoảng cấp cho họ những khoản “trợ cấp” khổng lồ.

Than ôi! Những vị “Con cả của nước Cộng hòa” có “giá trị thị trường đứng đầu toàn cầu” ấy có hiếu kính cha mẹ của mình – nhà nước – hay không? Có yêu mến hơn một tỷ “em trai em gái” của mình hay không?

Doanh nghiệp quốc doanh là hình thức quan trọng để chính quyền can thiệp thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh độc quyền. Nhân dân nước ta cần cù lao động mà không giàu lên được, tài nguyên nước ta bị khai thác với hiệu suất thấp như vậy – trong việc này các doanh nghiệp quốc doanh độc quyền phải chịu trách nhiệm chủ yếu.
Trong một bài báo của mình, ông Hứa Tiểu Niên [5] viết: Trải qua 30 năm cải cách mở cửa, chính quyền trở thành tập đoàn lợi ích đặc biệt trong thị trường. Quyền thế chuyển hóa thành lợi ích kinh tế; một thị trường như vậy nếu phát triển tiếp sẽ rất nguy hiểm – đây là con đường của Suharto ở Indonesia, của Marcos ở Philippines, con đường áp chế quyền lợi của dân chúng và quyền lợi của các doanh nghiệp, đi ngược lại phương hướng cải cách thị trường hóa của Đặng Tiểu Bình.

Đúng như GS Ngô Kính Liên [6] từng chỉ rõ: đặc điểm bản chất nhất của kinh tế thị trường là sự trao đổi tự do, tự chủ; nếu ở bên trên luôn luôn có sự khống chế của lực lượng hành chính, nếu chính phủ có thế mạnh lại hoạt động mạnh tới mức chủ đạo trình độ điều phối nguồn tài nguyên kinh tế, thế thì không gọi là kinh tế thị trường nữa mà gọi là chủ nghĩa tư bản thân quen [7] mất rồi!

Cần kiên quyết bảo vệ kinh tế thị trường

GS Trương Duy Nghênh viết tiếp: Vì sao phải bảo vệ kinh tế thị trường? Trước hết, kinh tế thị trường không được những kẻ đã giành được quyền lợi và tầng lớp đặc quyền ưa thích lắm. Kinh tế thị trường là chế độ bình đẳng nhất kể từ khi loài người có sử, nó tạo ra cơ hội cho mỗi người, nó từ chối đặc quyền. Nó có thể làm cho người nghèo trở thành giàu và làm cho người giàu trở thành nghèo. Cho nên kẻ có đặc quyền, hoặc kẻ thích đặc quyền, hoặc kẻ muốn qua đặc quyền mà thu được lợi ích đều không muốn chấp nhận sự thách thức của kinh tế thị trường, vì nền kinh tế đó xung đột với lợi ích của họ. Lịch sử cho thấy, lực lượng lớn nhất chống đối kinh tế thị trường chính là tầng lớp đặc quyền và những kẻ đã giành được quyền lợi.

GS Trương viết, kinh tế thị trường có một nhược điểm: khi bạn được hưởng mặt tốt của nó thì bạn có thể thấy nó toàn là khuyết điểm; khi bạn không có dịp hưởng mặt tốt của nó thì bạn lại chẳng thấy đâu là ưu điểm của nó. Nhất là khi do sự can thiệp không thích đáng của chính quyền hoặc của một cường quyền nào đó làm cho sự vận hành bình thường của kinh tế thị trường bị phá hoại, khiến cho nó thể hiện thành một loại kinh tế thị trường bệnh hoạn, khi ấy người ta thường hay tưởng rằng đó là khiếm khuyết bản thân của nó.

Như vậy, cảm giác sai lầm nói trên của mọi người sẽ rất dễ bị bọn theo chủ nghĩa cơ hội lợi dụng.

Vì rất nhiều người chưa thể nhìn nhận một cách có lý trí các vấn đề xuất hiện trong xã hội, do đó đã tạo cơ hội cho những kẻ quen phỉnh phờ lấy lòng quần chúng. Bọn họ phê bình kinh tế thị trường, không phải vì họ nhất định cho rằng kinh tế thị trường không tốt mà là do họ biết rằng phê bình như thế sẽ được công chúng khen ngợi và ủng hộ. Số người ấy có thể là học giả, cũng có thể là các nhân vật chính trị.

Do nhu cầu chính trị, từ xưa tới nay bao giờ cũng có một số nhà chính trị nói xấu kinh tế thị trường, bởi lẽ họ biết rằng nếu đưa ra các khẩu hiệu và chính sách chống kinh tế thị trường thì họ sẽ được ca ngợi, giành được nhiều phiếu bầu. Các nhà chính trị thích hứa cho mọi người được ăn bữa trưa miễn phí, vì mọi người thích được ăn như thế, nhưng các nhà kinh tế thì lại bảo mọi người là trên thế giới này không bao giờ có bữa trưa miễn phí. Cho nên dù xưa hoặc nay, dù ở Trung Quốc hoặc nước ngoài bao giờ cũng có rất nhiều người phản đối lô-gic của kinh tế học, coi các nhà kinh tế là kẻ thù.

Đúng vậy, việc các quan chức chính quyền tự giác hoặc không tự giác đổ lỗi cho kinh tế thị trường đã trở thành một hiện tượng phổ biến.

Vì thế chúng ta phải bảo vệ kinh tế thị trường!

 Nguyễn Hải Hoành lược dịch

Ghi chú của người dịch:


* Wang Ze-ke, GS kinh tế Đại học Trung Sơn, Quảng Châu

[1] Zhang Wei-ying, GS kinh tế ĐH Bắc Kinh

[2] Currency votes: Khi người tiêu dùng chọn mua một sản phẩm trong vô số sản phẩm cùng loại, số tiền họ bỏ ra mua tựa như số phiếu bầu cho sản phẩm đó, giúp nâng cao địa vị của nó (và doanh nghiệp sản xuất nó). Khi ấy đồng tiền được coi là phiếu bầu. Thể hiện rõ nhất trên thị trường chứng khoán: cổ phiếu công ty nào được nhiều người mua tức là công ty đó nhận được nhiều phiếu bầu.

[3] Adam Smith (1723-1790), triết gia, nhà kinh tế người Scotland, một trong những nhà sáng lập kinh tế học cổ điển. Tác phẩm lớn: An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations, 1776.

[4] Gạt bỏ trăm nhà, độc tôn Nho giáo. Thực chất là dựng Nho giáo làm hệ tư tưởng chuyên chế phong kiến phản động, tiêu diệt mọi tư tưởng dân chủ tự do bình đẳng.

[5] Xu Shao-nian, GS kinh tế Học viện Công thương quốc tế Trung Âu, nguyên cố vấn Ngân hàng Thế giới.

[6] Wu Jing-lian, Nghiên cứu viên Trung tâm Phát triển Quốc vụ viện TQ, Ủy viên thường vụ Chính Hiệp TQ

[7] Cronycapitalism, TQ gọi là chủ nghĩa tư bản quyền quý: tình trạng kết hợp tư bản với quyền lực, độc chiếm và độc quyền sử dụng tài sản xã hội, nó ngăn chặn lối thoát (qua sự công bằng về lao động và trí tuệ) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ này nhằm vào hành vi tham nhũng của tầng lớp quyền quý nắm chính quyền, do quan hệ thân thích, hôn nhân và bạn bè mà giành được lợi ích chính trị, kinh tế; cũng nhằm vào hành vi bao che bênh vực, đề bạt và tưởng thưởng của nhà lãnh đạo chính trị đối với những kẻ trung thành và bám theo mình.

23 thg 12, 2010

Trao đổi với các Bạn về ‘Chứng chỉ’ & Chất lượng

Nguyễn Tất Thịnh

Xưa nay các văn bản, chứng nhận, chứng chỉ...của Ta cứ phải 'Cộng hòa XHCN VN..." và đóng dấu Quốc Huy....Bộ chủ quản...vì sao ? Vì nó bắt rễ vào 'Cơ chế xin cho'....cái lối tư duy & hành động ko tự chịu trách nhiệm nhưng muốn 'mượn oai Hùm'...

Ngày nay các TC & DN được quyền tự tạo ra những Chứng chỉ của mình và chịu trách nhiệm về LP và CL đối với KH của nó. Bởi vậy đó là điều các TC & DN phải tự nỗ lực để đảm bảo ( ví như các văn bản Chất lượng, cái hóa đơn VAT bây giờ cũng do DN phải tự như thế / văn bằng học vị của Havard và của nơi tôi học do Trưởng Khoa kí không cần đóng dấu ! ). Ngay cả chức danh Giáo sư là của từng trường tự phong cho các Giảng viên của mình với chuẩn chất lượng và phải chịu trách nhiệm về danh hiệu đó, chứ không phải như ở Việt Nam Nhà nước cấp cho cái gì thì biết được cái đó, thậm chí sau khi có danh hiệu rồi thì khỏi phấn đấu. Một chứng, Danh hiệu có Giá trị hay không ở chỗ: ( Uy tín của Tổ chức cấp nó + Chất lượng sự tham gia của đối tác ) hơn là bởi 'cấp phép hành chính' của Cơ quan Nhà nước nào đó. Bản thân Tổ chức cấp chứng nhận và chính Bạn là những Pháp Nhân rồi! sao lại phải dựa vào Pháp nhân khác ? Khi Ai hay người đó được hưởng, Ai có lỗi người đó phải chịu chứ !?


Chứng chỉ của công ty Microsoft


Chứng chỉ của hãng CISCO

- Trên thực tế những trường DH KTQD, TM....có những chương trình liên kết với Nước ngoài...Rất tốt... nhưng không gì bằng ( như các Bạn khẳng định: chúng ta đi lên từ chính mình, thật tự hào ! ).Cuối cùng chính người Việt chúng ta phải chung sức chia sẻ, góp phần làm các TC & DN của nhau phát triển, tự hào về nhau và chính mình. Tôi từng giảng dạy ở những chương trình của những Trường đó và thấy thực rằng: các Giảng viên của PTI mang đến các Bạn những kiến thức tốt và mới hơn thế bởi chính họ là những người đã trải nghiệm nghề nghiệp để vươn lên cao hơn những môi trường như thế, nhiều người có trình độ cao hơn các Giảng viên nước ngoài được mời. Và các trường nói trên, một số Quan chức Nhà nước có chứng chỉ của một số Trường nào đó ở nước ngoài.. đã phải rút kinh nghiệm về cái gọi là 'vay mượn thương hiệu' ngoại. Phải là của chính mình ! Nên tôi rất vui nhiều Bạn đã thực rút ra những bài học quí giá thông qua những lớp học chứ không phải là sưu tập chứng chỉ của nó ( hiện nay tôi có quá nhiều chứng chỉ, nhưng là vô giá trị bởi chính tôi nếu không thê hiện được năng lực nghề nghiệp của chính mình chứ ko thê coi thường các chứng chỉ đó là vô giá trị- vì các Tổ chức đó dù có thể tìm thấy những khiếm khuyết luôn so sánh được nhưng đã làm rất nhiều điều cho chúng tôi học tập thuận lợi )

Chúng ta vẫn nghe câu ‘Tiền nào của nấy’ – Nghĩa là không thể mong có cái tuyệt hảo khi chỉ ngần ấy tiền. Nhưng chúng ta rất vui và cảm động khi biết rằng thực tế ở nhiều TC & DN với chi phí không cao nhưng đã cố gắng, tận tình cung cấp, đưa ra cho đối tác, khách hàng những điều, những sản phẩm tốt nhất của chính họ, ở thời điểm và điều kiện ấy. Nhưng luôn còn mâu thuẫn rằng : ngoài mong muốn , đòi hỏi, bình phẩm ( đó là tâm lý tự nhiên của hầu hết ) nhưng không làm cho mọi sự tốt lên, trong khi chúng ta biết một trong bản chất của Dịch vụ tốt trong đó là ‘cùng tham gia’. Thật dễ hiểu khi chúng ta nhìn vào Khách sạn 5 sao: giá Dịch vụ cao + sự tuân thủ vào các chuẩn mực của Khách sạn và không phải ai cũng có thể chi trả và có thể ‘ăn nói lôi thôi’ về nó, ngoại trừ đẳng cấp và tư cách văn hóa của chính khách hàng đảm bảo cho họ có quyền sử dụng và góp ý. Chúng ta cùng nhau hướng tới điều đó mới thật tuyệt vời. Hơn nữa chúng ta đều biết, chính mỗi người chúng ta với sự tham gia có thể tạo thêm giá trị để vấn đề lớn nhất không phải là tiền.


- Một Doanh nghiệp ‘F…’ qua 1 giờ đến thăm của Bill Gate cách đây mấy năm, mà sau đó Cổ phần của nó lên giá 16 lần lúc đó, thì đúng là chính nó phải suy nghĩ rất nhiều về thương hiệu thực của mình. Và quả nhiên 1 tuần sau nó trở lại đúng giá trị của nó trong lòng tin và kì vọng của XH đánh giá về nó - thấp hơn nhiều trước đó bởi nó ko thực có gía trị đến như thế ! Tôi biết một số lớp học, hội thảo của các HV và Bộ tổ chức...ở Khách sạn 5 sao...được cung cấp Dịch vụ tốt... mà GT thực có được phần lớn lại là do chất lượng tham gia của Học viên, của khách mời ( trình độ, thái độ, kỉ luật, sự trao đổi...) điều đó mang lại hứng khởi và hạnh phúc cho nhà Tổ chức

Cuối cùng :

Chúng ta đã thấy nói nhiều về các cuộc thi Hoa Hậu : ở các nước, Tổ chức nào đứng ra thiết lập cuộc thi thì cấp giấy Chứng nhận cho các Thí sinh. Còn ở Ta thì cứ phải Nhà nước cơ ! Và người được gọi là ‘Hoa Hậu Quí Bà’ như vừa qua thì vinh quang không ? Thực ra Ai mới là người cuối cùng khẳng định giá trị của Danh hiệu đó ? Chúng ta nghĩ thế nào về việc Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không có chứng chỉ / bằng khen / giải thưởng nào của Nhà nước ? Có rất nhiều người thuộc thế hệ chúng tôi giỏi vài ngoại ngữ nhưng họ không có chứng chỉ nào cả ( do lúc đó chưa có IELTS hay TOFLE như bây giờ ) và ko băn khoăn về điều đó khi thực có khả năng. Chúng ta thấy có những diễn giả nổi tiếng trong và ngoài nước ai cấp chứng chỉ cho họ nếu họ không tự thể hiện trình độ của mình ? Ai sẽ được gọi là Nhà văn nếu không có tác phẩm và việc họ đứng trong ‘Hội Nhà Văn Mậu Dịch’ như cách nói của chính họ có phải là sự đảm bảo không? Có ai thực triển lãm ‘sưu tập chứng chỉ’ của mình không ?… Họ có thể khoe cái Chứng Chỉ của Havard không khi họ học trong đó kém cỏi, vô kỉ luật, về nhà không áp dụng được điều gì? Họ phải chứng thực được với Xã hội thành tựu, tác phẩm, sản phẩm của chính họ, được như vậy thì chính cái nơi cấp Chứng Chỉ cho họ có quyền tự hào về họ đã tham gia vào chương trình của mình

Vài lời chia sẻ

21 thg 12, 2010

Đường sắt cao tốc - câu chuyện của những kẻ ngũ mơ

Khi đọc bài  Năm 2030, dự kiến hoàn thành đường sắt cao tốc

Được đăng tải trên VEF tôi không khỏi giật mình về tính mơ hồ của dự án. Đây là câu chuyện tốn rất nhiều giấy mức của báo chí một lần nữa được gợi lại.


Nhìn vào con số dự kiến kinh phí đầu tư cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là khoảng 53 tỉ USD, trong khi nhu cầu vốn của ngành đường sắt tới năm 2020 là khoảng 85 tỉ USD. Tôi tự hỏi không biết tiền đâu để đầu tư.

Trong 10 năm nữa mà cần 1 số vốn là 85 tỷ thì không biết đào đâu ra số tiền đó.



http://vef.vn/2010-12-17-nam-2030-du-kien-hoan-thanh-duong-sat-cao-toc

17 thg 12, 2010

Cơ chế nào sửa sai lỗi hệ thống?

Cơ chế nào sửa sai lỗi hệ thống?

Nguyễn Chinh Tâm

Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần

imageNhiều ý kiến cho rằng tham nhũng ở nước ta đã trở thành quốc nạn. Không phải chỉ một, hai cá nhân hay một vài đơn vị tha hóa mà căn bệnh đang lan rộng khắp guồng máy. Thừa nhận hay đến lúc bắt buộc phải thừa nhận: tham nhũng xuất phát từ cơ chế mà trong đó mỗi sai phạm của cá nhân chỉ đóng vai trò hệ quả. Cái nhân của nó nằm tận bên trong, vì bộ máy đang tồn tại những khuyết điểm mang tính hệ thống.
Nếu lấy cách lập luận ở chế kỷ XXI đánh giá một bộ máy hoạt động không hiệu quả, người ta thường quy về hai điểm chính: lỗi tại phần cứng hay tại phần mềm. Phần cứng ở đây được hiểu như các thiết chế, cơ cấu hình thành nên cơ chế. Phần mềm tương đồng với hệ thống tư tưởng, giá trị, văn hóa, tâm lý xã hội kèm theo các bản tính của dân tộc. Hai bộ phận này tuy tách rời, nhưng nhìn chung luôn tồn tại một mối tương quan khăng khít. Bộ máy chỉ chạy tốt khi cả phần cứng và phần mềm đều cùng hoạt động.

Lâu nay, tư duy chúng ta chỉ nằm ở phần mềm của bộ máy. Khi báo chí phanh phui nghi án, người dân tố giác tham nhũng thì giải thích đưa ra phần lớn chỉ tập trung vào đạo đức và tính cách của đối tượng, chẳng hạn do kinh tế thị trường làm cán bộ tha hóa, hoặc đó là số ít người bị mất phẩm chất, đạo đức... Nhưng lý giải này phần nào làm che mắt phần chìm của tảng băng. Nếu chỉ dừng ở đó thì hàng loạt câu hỏi sẽ mãi không có câu trả lời thỏa đáng: Tại sao ngày càng nhiều cán bộ bị tha hóa, mất phẩm chất. Tại sao nhiều người trước đây là dân tốt, Đảng viên gương mẫu, nhưng khi lên chức vụ càng cao thì cao thì tính xấu càng tăng, tính tốt giảm đi?
Đưa lỗi phần cứng ra mổ xẻ sẽ giúp vấn đề được nhìn rõ ràng hơn. Đó là cơ chế ở nước ta chưa có bộ máy giám sát có hiệu quả, tính minh bạch còn hạn chế do công việc còn bị chia nhỏ qua nhiều cửa, bộ máy hành chính quan liêu cồng kềnh, dẫn đến khoảng cách vô hình giữa người dân với chính quyền càng xa, hệ chống tiền lương nhiều bất cập “buộc" công chức phải tham nhũng để đủ sống...
Sửa chữa phần cứng của một máy tính, người thợ nhiều khi phải dũng cảm thay thế những gì không còn tác dụng nữa và lắp vào một cụm mới. Tuy vậy, phần cứng của một hệ thống chính trị là bài toán phức tạp hơn gấp trăm ngàn lần, giống như trong một cơ thể có khối u. Người ta không dám mạnh tay cắt đi khối u mà bắt buộc phải sống chung với nó. Giả sử thực tế đòi hỏi phải như vây, để tiếp tục phát triển, chúng ta cần một phương thuốc đặc trị làm sao cho khối u từ từ nhỏ đi hoặc ít nhất cũng kiềm chế, không cho nó phát tán.
Nếu đã xác định đây là lỗi hệ thống thì tầm nhìn và phương thức giải quyết cũng phải nâng lên thành hệ thống. Cơ chế mà chúng ta đang hoàn thiện sống chung và dần dần đè bẹp khối u tham nhũng phải có khả năng thực hiện bốn biện pháp sau đây:

1. Công khai về quyền lợi và nghĩa vụ của người nắm quyền. Như lời của triết gia người Pháp Montesquieu hồi thế kỷ XVII: 

Bất cứ ai có quyền đều có xu hướng lạm quyền, họ cứ sử dụng quyền đến khi nào gặp phải giới hạn”. Nền pháp trị ra đời và trưởng thành dưới ánh sáng của sự nhận thức ấy. Mục đích của nhà cầm quyền là thu phục được niềm tin và tìm sự đồng thuận của nhân dân. Trong xã hội hiện đại, niềm tin được đánh giá như một loại tài sản cộng đồng. Ta chỉ có thể đặt niềm tin tương đối vào ai đó khi hai bên có thể kiểm tra và trừng phạt lẫn nhau.Vì thế, niềm tin vào chính quyền được đo bằng bộ khung luật pháp. Luật càng công khai, rõ ràng niềm tin người dân vào chỉnh thế lãnh đạo càng vũng chắc, càng cao.

2. Luật hóa cách sử dụng ngân sách và chỉ tiêu minh bạch.

Phát biểu với giới báo chí, nhiều cán bộ cao cấp trong bộ máy đã thừa nhận tính phân tầng dày đặc của bộ máy hành chính làm cho các quyết định của bộ máy hành chính làm cho các quyết định về tài chính không minh bạch. Vụ PMU 18 là một trong nhiều thí dụ điển hình về cách quản lý thu chi phần lớn còn mang nhiều thuộc tính thời bao cấp. Luật hóa cách sử dụng ngân sách đồng nghĩa với việc làm rõ trách nhiệm cá nhân. Ai duyệt hay chi tiêu tiên từ ngân sách Nhà nước phải tự chịu trách nhiệm và thực hiện minh bạch ở các cấp, mà nơi để tiện việc kiểm tra, quản lý.

3. Tạo đối trọng bằng cách đảm bảo tính độc lập của các cơ quan làm công tác phản biện và kiểm tra.

Tinh hoa của Hiến pháp nước Mỹ thể hiện trong cơ chế check and balances (kiểm soát và cân bằng) đã cho thấy: guồng máy Nhà nước muốn hoạt động tốt phải luôn tồn tại trong tư thế đối trọng giữa các quyền lực. Động thái giám sát và điều chỉnh giúp cho các chính sách đưa ra không nghiêng hẳn về lợi ích một bên nào. Cơ chế chính trị của chúng ta dù là chế độ Đảng cầm quyền cũng rất can có sự cân bằng quền lực về một phương diện nào đó, có thể kể ra: Tăng cường khả năng lập pháp và giám sát của Quốc hội; tạo thêm nhiều điều kiện thực hiện phản biện xã hội mà Mặt trận Tổ quốc là cơ quan nòng cốt; cơ quan kiểm tra xử lý phải độc lập với bộ máy thi hành (thí dụ: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Thanh tra Chính phủ và tới đây là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng).

4. Cải cách chế độ tiền lương.

Mục tiêu của chính sách tâng lương là làm sao cho công chức đạt mức lương trung bình tương đương với các ngành khác trong xã hội. Một câu hỏi được đặt ra là liệu ngân sách Nhà nước có vị thế mà lâm vào tình cảnh thâm hụt? Một vấn đề khác cũng đang được dư luận quan tâm là phải chăng bộ máy quản lý chính quyền đã phình quá to so với mức độ phát triển kinh tế. Có ý kiến cho rằng nên giảm lượng công chức đang có để cải cách chế độ tiền lương và chống tham nhũng. Đây cũng là một đề xuất hay, nên được đưa ra bàn luận một cách kỹ càng. 

Sức mạnh của một đất nước dựa phần nhiều vào thể chế điều hành. Chúng ta không thể tiến lên phía trước với một hành trang cồng kềnh và không còn hữu dụng. Phải dám dũng cảm bỏ lại cái thô, sửa chữa sai lầm khuyết điểm, xây dựng một cơ chế tinh, gọn, nhẹ, nhưng chuyên nghiệp và hiệu quả. Phải chăng đó là một động lực mới thúc đẩy đất nước tiếp bước trên con đường thiên lý, sớm hội nhập thành công vào thế giới trong thập niên này?
N. C. T.

16 thg 12, 2010

Ở ta làm gì còn... bọn tham nhũng!


"Nước Nam ta hiện làm gì còn bọn THAM NHŨNG"! - Tôi dám lớn tiếng nói thế là bởi có căn cứ hẳn hoi, rất đáng tin cậy nữa cơ đấy! 

Trước khi xem xét vấn đề còn hay không còn bọn tham nhũng thì phải tìm hiểu ngọn ngành xem tham nhũng là cái gì, thế nào gọi là tham nhũng đã. Đây là việc hệ trọng, liên quan đến nhiều người, thậm chí cả một thế hệ, nên không qua loa đại khái dẫn đến nhận định hàm hồ được.

Vậy tham nhũng là gì?

Sách "Bách khoa toàn thư", một tác phẩm công phu và trí tuệ của đất nước vừa được hoàn tất và công bố công khai trên "mạng" internet, đã định nghĩa tham nhũng là: "Hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế - tài chính vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội...".
Định nghĩa trên có mấy ý:
Tham nhũng (là) "hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn... ". Vậy là đã có thể loại ra khoảng trên chín mươi chín phần trăm dân số nước Nam ta khỏi đối tượng xem xét rồi. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc nói  trên tienphong.vn (thứ bảy, 08-03-2008): "Thực tế, bộ máy cán bộ công chức của chúng ta hiện còn lớn, khoảng 1,7 triệu người, chưa kể 300.000 cán bộ công chức cơ sở". Vậy thì số người có chức vụ, quyền hạn chắc chỉ độ già nửa triệu, chiếm chưa đầy một phần trăm dân số nước ta? Mà môt đất nước đã có tới trên chín mươi chín phần trăm không tham nhũng thì quả đã là một đất nước đáng nể rồi!

Cũng theo định nghĩa trên, thì không phải tất cả những người có chức vụ, quyền hạn đều là tham nhũng cả đâu, mà chỉ những kẻ "đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế - tài chính vì động cơ vụ lợi... ", mới bị gọi là tham nhũng. Thế là lại loại thêm được khá nhiều đối tượng nữa.

Nhưng không phải cứ thấy ai đó "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách..." là liệt ngay vào danh sách những kẻ tham nhũng được, bởi, vẫn theo "Bách khoa toàn thư", còn phải xét thêm một yếu tố quan trọng nữa, là phải: "Gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội...". Vậy đấy, tham nhũng mà chưa có đủ bằng chứng chứng tỏ người đó đã gây thiệt hại... thì chưa thể gọi là tham nhũng được.

Cứ căn cứ vào ba điểm định nghĩa đó thì quả là việc đi tìm tham nhũng ở nước ta chả khác gì "mò kim đáy biển" - mà là Biển Đông hiện đang có tranh chấp, thì còn khó khăn nguy hiểm gấp vạn triệu lần! Đúng không? Chẳng trách cái cơ quan phòng - chống tham nhũng ở nước ta, lập ra mấy năm nay, nhưng hiệu suất công tác thì rất thấp là quá phải rồi!

Sách "Bách khoa toàn thư" còn trích dẫn thêm: "Pháp lệnh Chống tham nhũng, ban hành ngày 26.2.1998 (được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Chống tham nhũng được Quốc hội khoá X thông qua ngày 28.4.2000)... Mục A, Chương XXI, Bộ luật hình sự quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:

1. Tham ô tài sản;
2. Nhận hối lộ;
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
5. Lạm quyền trong khi thi hành công vụ;
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
7. Giả mạo trong công tác".

Đấy là theo tự điển của các bậc trí thức lừng danh, chứ cứ nôm na, thì dân ta vẫn hiểu, tham nhũng là phải có đủ hai yếu tố: Một là THAM và hai là NHŨNG. Tham thì hầu như đó là thuộc tính của muôn loài rồi, từ con người đến con vật đều sẵn có máu tham, mà hình như người Nam ta lại có nhiều điều kiên thể hiện cái "thuộc tính" tham ấy hơn cả! - Không tin hả? Xin dẫn chứng nhé: Một lãnh đạo Nhà nước đã có lần nói với Kiều bào rằng: " Ở Việt Nam, không muốn tham vẫn phải động lòng tham" (Trích phát biểu khai mạc "Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất", 21/11/2009 - Bài "Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của kiều bào" trên VnExpress.net).
Vậy thì trong bối cảnh hiện nay, đã là dân Nam, khó có một ai không động lòng tham?!.  Cho nên khi nói tham là "thuộc tính" của người Việt Nam, chắc không còn ai phản ứng?!. Và như vậy, tham ở nước ta chỉ nên coi là một lỗi hơn là một tội - quy là tội thì lấy đâu đủ trại giam để giam tội phạm?!. Còn yếu tố nhũng thì khác. Nếu hiểu một cách giản lược ra thì nhũng là hành vi gây sức ép thô bạo để đòi hay buộc người khác phải đút lót, hối lộ mình. Không thế, không thể gọi là nhũng được.
Thời buổi ngày nay, làm gì còn có chuyện những người có chức vụ, quyền hạn... phải nhũng nhiễu dân mới kiếm được của đút nữa? Theo ông bí thư thành uỷ Hà Nội thì: "Có quyền lực nên người khác cứ đưa hối lộ cho dù họ không đòi" (Phát biểu tại cuộc họp "giao ban quận huyện" sáng 25/12/2009). Đúng quá đi! Có đòi đâu? Toàn là bà con ta tự nguyện đem đến tận nơi làm việc, hoặc nơi ở của các sếp để biếu, tặng đấy chứ? Dân tự nguyện mà cán bộ lại là đầy tớ trung thành của dân, thì hỏi rằng làm sao mà cán bộ dám không nhận được? Không nhận chẳng hoá ra coi thường dân, khinh dân và như thế thì chỉ ngày càng xa dân chứ gần dân sao nổi?!.

Vậy xét trên bình diện tổng thể - theo cả cách định nghĩa của bách khoa toàn thư, pháp lệnh phòng chống tham nhũng lẫn cách hiểu dân dã, thì, hiện thời nước ta, không còn có ai là tham nhũng nữa?  Đúng chưa, thưa quý vị!

14 thg 12, 2010

Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam
Bùi Quốc Châu
Tạp chí Xưa và Nay

Nghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh. Vì các dân tộc khác tôi không có dịp tiếp xúc nhiều nên không biết).
Trình bày cũng là một dịp để học hỏi, cho nên tôi sẵn sàng đón nhận những góp ý chân thành của quí vị để cho tôi có dịp thấy những chỗ sai sót và nông cạn của mình mà kịp thời sửa chữa. bổ sung.
Theo tôi, tính cách của người Việt Nam nói chung có những nét như sau:
1 Tính vừa phải (chiết trung, trung dung), không thái quá, không cực đoan.
2. Tính linh động, mềm dẻo (không quá cứng nhắc).
3. Tính độc lập cao, tinh thần bất khuất.
4. Chuộng thực tế hơn viển vông (không thích chuyện xa vời).
5. Thích sự thoải mái, tự nhiên (đặc biệt ở Nam Bộ).
6. Giàu nghi lực (sức chịu đựng).
7. Can đảm, mưu trí.
8. Hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, giàu lòng tha thứ, coi trọng tình nghĩa.
9. Thông minh, hiếu học.
10 Không quá khích, không hiếu thắng...
11. Tính lạc quan vui vẻ (hay cười).
12 Tính bất ốn đinh do thiếu nội lực.
13. Tự ái cá nhân lớn hơn tự ái dân tộc. Tự ái nhiêu hơn tự trọng (hay tự ái vặt)
14. Tính ăn xổi ở thì, không nghĩ đến cái lợi lâu dài, thường nghĩ đến cái lợi trước mắt.
15. Tính nghệ sĩ (nên hay bốc đồng).
16. Kém tưởng tưởng tượng và sáng tạo ít sáng kiến, giỏi bắt chước.
17. Kém tổ chức.
18. Kém óc phân tích.
19. Thiếu đoàn kết.
20. Trọng hư danh, ưa ninh hót.
21. ít tôn trọng kỷ luật, thiếu nghiêm túc trong công việc.
22. Thiếu tinh thần trách nhiệm (hay sợ trách nhiệm).
23. Giàu cảm tính, cảm xúc (nhạy cảm). Sống và làm việc bằng tình cảm hơn là lý trí (hay sợ mất lòng người khác) .
24. Thiếu tính chân thật, ngay thẳng.
25. Tư đức lớn hơn công đức, óc cá nhân lớn hơn óc xã hội.
26. Thiếu tính nhẫn nhục (vì thiếu tiểu nhẫn nên thường làm hư đại sự).
27. Thiếu tự tin, nhút nhát.
28. Vọng ngoại (Bụt nhà không thiêng).
29. Hay có óc cục bộ địa phương.
30. Óc chiến thuật hơn óc chiến lược
31. Tính tùy tiện, cẩu thả.
32. Lãng phí thời giờ và tiền bạc.
33. Tính coi trời bằng Vung (không coi việc gì trên đời là quan trọng cả).
34. Tính hay đố kỵ, ích kỷ, ưa dèm pha, nói xấu kẻ khác.
35. Tính bảo thủ, hay cố chấp, thành kiến.
36. Tính thích nhàn tản. Ham chơi hơn ham làm việc.
37. Tính thích danh hơn thích làm giàu (không quá coi trọng đồng tiền).
38. Tính hay bao biện, ôm đồm không coi trọng chuyên môn.
39. Tính không rõ ràng, thích nói' chung chung.
40. Tính hay tò mò, tọc mạch, ngồi lê đôi mách.
41. Tính láu cá, khôn vặt, ranh ma.
42. Tính hay thù vặt, hay gây gổ, đánh nhau vì chuyện không đâu.
43. Thích nói (viết) hơn làm. Thích chỉ huy (làm đầu gà hơn làm đuôi voi) nhưng lại kém về quản lý.
44. Hay để ý đến tiểu tiết hơn là đại thể.
45. Thường thấy gần, ít thấy xa.
46. Tính hay ăn uống (thích ăn nhậu). Trong những điểm tâm lý nói trên cá thể có một số nét tìm thấy ở các dân tộc khác như người Hoa, người Phi, người Mã Lai... Nói chung là không hẳn chỉ có ở dân tộc Việt Nam.
Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính chất trung bình của những đặc tính đã nêu của dân tộc Việt. Có nghĩa là nếu người Việt có tính thiếu kỷ luật hay thiếu tinh thần trách nhiệm thì cũng chỉ ở mức trung bình chứ không quá tệ vì đặc tính nổi bật của người Việt là tính trung dung, chiết trung (vừa phải).
Thứ hai là những nhận xét của tôi nhằm nói đến những đặc điểm của số đông, của cộng đồng chứ không nói đến những trường hợp đặc biệt của từng cá nhân mà ở dân tộc nào và lãnh vực nào cũng có. Thật ra những nhận xét trên đây còn có thể tìm thấy qua âm nhạc cổ truyền dân tộc, qua nghệ thuật nấu ăn của dân ta và qua kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam vì nó phản ánh một cách khá trung thực tâm lý dân tộc qua hàng ngàn năm nay.
Đã từ lâu tôi vẫn nhận thấy sự khác biệt về thể chất cũng như trong cách tư duy của người phương Đông với người phương Tây. Tôi đã đi đến một giả thuyết nhìn nhận rằng có một năng lực vũ trụ vô cùng lớn hình thành nên vạn vật, trong đó có các hành tinh.
Nửa phần phía Bắc (phần trên) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Nam (phần dưới) địa cầu thuộc âm. Phía Tây kể từ nước Hy Lạp qua đến nước Mỹ, còn phía Đông kể từ Thổ Nhĩ Kỳ và các nước ở vùng Trung Đông đến vùng viễn đông như Nhật Bản, Nam Dương quần đảo (Indonesia). Còn phía Bắc gồm các nước ở trên đường xích đạo như Âu Châu và Bắc Âu. Các nước ở dưới đường xích đạo như Phi Châu thuộc phía Nam. Qua các phân bố vô hình này của vũ trụ, ta thấy các nước thuộc phía Tây và ở phương Bắc thì rất cương dung, hiếu thắng vì thuộc Dương, còn các nước ở phía Đông và phía Nam thì hiếu hòa hơn và cũng âm tính hơn vì thuộc âm. Từ đó sinh ra một số tính cách rất tự nhiên về mặt tâm Sinh lý của người dân sinh sống đã lâu trên các phần lãnh thổ đó.
Điều lý thú là quy luật âm Dương này cũng phân bố cho từng nước tương tự thanh nam châm luôn có hai đầu khác nhau. Hễ đầu này âm thì đầu kia dương. Nếu ta bẻ gãy thanh nam châm thì thanh nam châm nhỏ cũng sinh ra hai đầu khác nhau như thanh nam châm lớn Tương tự như thế ở từng nước, phía Bắc thường có nhiều dương tính hơn phía Nam, do đó người phương Bắc (tôi muốn nói cư dân bản địa chứ không nói người từ xa đến) thường cương cường, hiếu thắng và thích vật chất hơn là người phương Nam. Điều này ta có thể dễ dàng nhận thấy ở ngay chính dân tộc Việt Nam ta với cá tính của ba diện có nhiều điểm rất phù hhợp với quy luật trên. Ví dụ: người miền Bắc và Bắc Trung bộ đa số đều siêng năng, năng động, cương cường hiếu thắng (ba phần dương, hai phần âm) và thích hình thức, thích phô trương hơn là đa số người miền Nam và Nam Trung bộ (3 phần âm, phần dương). Quý vị độc giả có thể tận thấy những điều tương tự như vậy ở các dân tộc và quốc gia khác như ở nước Pháp, dân bản địa ở Paris tức là phía Bắc có cá tính mạnh mẽ, khéo léo và thích phô trương hơn dân ở Marseille (chất phác, bộc trực, cởi mở hơn như tính cách của dân Nam Bộ Việt Nam).
Tất nhiên, việc hình thành cá tính của từng dân tộc hay mỗi miền còn tủy thuộc nhiều yếu tố khác nữa như yếu tố về địa lý gồm khí hậu, thổ nhưỡng, sản vật, thức ăn, nước uống tại bản địa cũng như thực vật, động vật và sau cùng đến yếu tố lịch sử, xã hội, di truyền (gien). Nhưng những điều vừa nêu trên chỉ là phần Hậu thiên còn phần Tiên thiên là phải nói đến sự phân bố tự nhiên của vũ trụ mà tôi vừa trình bày ở trên.
Các điều tôi vừa trình bày tạm cho là hợp lý, nhưng chắc chắn có người sẽ nói tại sao Úc là xứ ở phương Nam lại thuộc về Đông phương mà dân Úc lại không có tính cách như các dân tộc phương Đông. Xin thưa dân Úc châu ngày nay chủ yếu là dân Anh quốc di cư sang, bên cạnh đó còn có một sớ dân Châu Âu khác, sau này lại thêm các dân tộc châu Á, cho nên không phù hợp với nguyên lý trên vì họ không phải là dân bản địa thuần túy, tức là dân sinh sống ở đó từ hàng nghìn năm về trước. Nhưng nếu họ ở lâu đến hàng trăm, hàng nghìn năm sau thì chắc chắn cá tính sẽ thay đổi, không giống với dân chính gốc (tương tự dân Nam Bộ Việt Nam vốn có gốc từ miền Bắc và Trung, nhưng ai cũng thấy sau ba trăm năm di cư vào Nam, cá tính của dân Nam Bộ hiện nay có nhiều điểm rất khác với dân Bắc Bộ và Trung Bộ).
Nói chung các nước ở vùng nhiệt đối (xứ nóng), ở gần xích đạo thì kém dương khí, có thể nói là âm hơn các nước ở ôn đới (xứ lạnh) luôn có nhiều dương khí hơn. Nước Việt Nam ở gần xích đạo nên so với Trung quốc và Hàn quốc, Nhật Bản thì kém Dương hơn, do đó vóc người và xương cốt nhỏ nhắn hơn cá tính cũng ôn hòa hơn, không quá khích như hai dân tộc trên. Tuy nhiên nói chung căn cứ vào sự phân bố của đồ hình Thái cực trên, Việt Nam thuộc dạng không quá Âm hay quá Dương mà ở trung bình. Do đó tính khi người Việt Nam tương đối quân bình. Từ đó suy ra các đức tính - khác của dân tộc ta.
Để hiểu rõ thêm tính cách của các dân tộc xét theo quan điểm Âm Dương, tôi xin liệt kê các yếu tố Âm Dương dưới đây:
1. Âm: yếu đuối, hiền hòa, chất phác, thụ động, thiên về tư tưởng, những gì vô hình hơn là hữu hình. Che nên chuộng khoa học tâm linh, chuộng triết học.
2. Dương: mạnh mẽ, dữ tợn, năng động, thiên về vật chất, những gì hữu hình hơn là vô hình. Cho nên chuộng khoa học kỹ thuật hơn là khoa học tâm linh.
Tuy nhiên, thế giới ngày nay đang nối kết lại làm một. Hai khối Đông Tây đều ảnh hưởng lẫn nhau cho nên không còn bản chất nguyên thủy như vừa trình bày. Phương Đông cũng chuộng và áp dụng khoa học kỹ thuật của phương Tây mà trước đó mình chưa có, chưa biết và phương Tây cũng đã học tinh thần triết học của Đông phương như Phật giáo, Thiền (Zen), Khổng giáo, Lão giáo mà trước đó họ không có.
Khi đã nắm vững và thống nhất các điều cơ bản về Âm Dương nói trên chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy dân tộc ta thiên về âm tính nhiều hơn là dương tính. Đó là nguyên lý căn bản trong Đông y mà nhiều người đã biết. Ngoài ra cũng cần nên biết trong Âm bao giờ cũng có Dương và trong Dương bao giờ cũng có Âm. Do đó, nếu nói dân tộc ta thuộc Âm, điều đó cũng có nghĩa là dân ta có phần thiếu Dương ở bên trong (vì trong thái âm luôn có thiếu dương ẩn tàng), tức là bên ngoài thì mềm (âm), bên trong là cứng (dương). Cho nên khi dân tộc ta có tính Âm nhiều hơn Dương, điều đó cũng có nghĩa là đường hướng chúng ta trong tương lai sẽ phải tăng cường phần Dương lên để cho dân tộc ta được quân bình âm dương thì sẽ trở nên vững mạnh và từ đó mới phát triển tốt được.
Cần lưu ý là âm hay dương cũng đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Cho nên trước hết tôi nói về mặt tiêu cực của dân tộc ta. Sau đó tôi sẽ nói về mặt tích cực trên cơ sở giả định là Dân tộc Việt Nam thuộc âm (nói cách khác là mang nhiều tính âm).
1. Ở Việt Nam, đàn ông hầu hết đều đi xe máy của nữ. Chúng ta sử dụng nó một cách tự nhiên vì nó hạp với bản tính chúng ta. Điều này ở các nước phương Tây (vốn dĩ dương nhiều hơn) ít thấy. Vì đàn ông là họ đi xe đàn ông như mô tô, thường là phân khối lớn, ít ai đi xe Honda dame hay xe tay ga như ở xứ ta. Vì đàn ông Tây phương cho đó là xe của nữ, họ không sử dụng vì thấy có vẻ mềm yếu quá, và nếu họ đi thì bị đàn bà cười cho.
2. Dân mình hay ăn, uống. Đó cũng là tính cách của đàn bà. Quá nhiều quán xá, nhà hàng lừ nhỏ đến lớn, kể cả các quán cóc vỉa hè và lúc nào ở đâu cũng thấy có người ăn uống. Ai cũng biết đàn bà hay ăn vặt hơn so với đàn ông. Cho nên đây cũng là biểu tính của nữ.
3. Dân mình làm gì cũng bé tí, ít thích những gì khổng lồ, to đùng khác với dân Mỹ vì tính rất dương cho nên thường thích những cái to đùng, khổng lồ, vĩ đại cao ngất; Từ đó thích buôn bán nhỏ, suy nghĩ nhỏ, ước muốn nhỏ, cất nhà nhỏ, làm tượng đài nhỏ, kế hoạch nhỏ.
4. Dân mình hay để ý và câu nệ, chấp nhất những cái vụn vặt, tủn mủn, tiểu tiết cho nên nhiều khi quên mất cái lớn (tiểu tiết làm hỏng đại sự). Cho nên thường thì chuyện lớn dễ bỏ qua nhưng chuyện nhỏ thì quyết không tha.
Đây cũng là thuộc tính của nữ, vốn dĩ rất vị tha nhưng cũng rất hay sa vào tiểu tiết để trở nên khó chịu, nhỏ mọn, chấp nhất.
5. Dân mình hay đố kỵ, xuất phát từ lòng ganh ty do đó hay bới móc chuyện thiên hạ... dèm pha, nói xấu kẻ khác. Đây cũng là thuộc tính của nữ hay ngồi lê đôi mách hơn đàn ông.
6. Dân mình ít nghĩ xa. Tầm chiến lược thường ngắn hạn. Không thích bàn chuyển viển vông, xa vời mà thích chuyện thực tế ngắn hạn. Đây cũng là tính của nữ. Có thể ví von: đàn ông là đèn pha đàn bà là đèn code. Vì tính âm nhiều hơn nên sinh ra thế, nhìn gần thì rất rõ, nhìn xa thì mờ, không thích những kế hoạch dài hạn mà hay thích những kế hoạch ngắn hạn, từ đó để đi đến chỗ ăn xổi, ở thì...
7. Dân tộc ta có tính hay thay đổi. Trên báo chí thỉnh thoảng vẫn đăng tải các ý kiến của các thương gia ngoại quốc là kế hoạch làm ăn của ta thường thay đổi xoành xoạch khiến cho họ không biết đường mà làm ăn với ta. Đây cũng là thuộc tính của nữ. Vì nữ bản tính mềm yếu, hay thay đổi, dễ nghe lời kẻ khác nên có câu cưới vợ thì cưới liền tay, đừng để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.
8. Dân Việt Nam thường ít có thái độ rõ ràng, dứt khoát, cụ thể (hay nói nước đôi). Trong làm ăn cũng như xử thế thường là như vậy khiến cho các đối tác rất khó làm việc. Đây cũng là một đặc tính của phụ nữ, thường ít khi trả lời rõ ràng về mọi vấn đề (muốn hiểu sao cũng được), nhất là trong vấn đề tình cảm.
9. Ít tự tin, kém sáng tạo, mà lại hay vọng ngoại, giỏi bắt chước hơn. Điển hình là gần đây thanh niên, thiếu nữ ta đua nhau bắt chước mốt ăn mặc, sinh hoạt kiểu Hàn Quốc. Cho nên thường học giỏi nhưng lại ít có phát minh.
10 Đa số dân mình suy nghĩ, làm việc cư xử theo tình cảm ít theo lý trí. Đây cũng là một đặc tính của nữ. Trên đây là xét về mặt tiêu cực của tính âm. Còn về mặt tích cực thì dân ta cũng có lắm điều hay như:
- Tính chịu đựng nhẫn nại cao (vốn là thuộc tính của nữ).
- Tính bao dung, hay tha thứ.
- Tính khéo léo, linh động trong giao tiếp, xử lý.


Ta còn có thể nêu ra thêm một số mặt tích cực của tính âm nhưng thiết tưởng bây nhiêu đó cũng đã cho ta thấy rõ dân ta bản chất vốn thiên về âm nhiều hơn là dương (chứ không phải không có Dương tính vì trong âm bao giờ cũng có Dương – âm trung hữu Dương căn).
Những luận cứ và nhận định trên đây của tôi nhằm giúp cho chúng ta hiểu rõ mình là ai, như thế nào để dễ dàng phát huy ưu điểm, khắc phục hay hạn chế khuyết điểm. Như thế không có gì đáng ngại mà trái lại còn giúp cho dân tộc ta phát triển mạnh hơn.
Vì ta sẽ phát triển trên cơ sở chọn những gì hợp bản chất, cơ địa của mình làm. Như trong việc đào tạo các võ sinh của các vị thầy hồi xưa là căn cứ vào thể hình và tính khí của học trò mà dạy cho họ môn võ phù hợp. Ví dụ: đối với người nhỏ con, lanh lẹ thì dạy hầu quyền, đối với người cao gầy thì dạy hạc quyền, với người mạnh mẽ, vạm vỡ thì dạy hổ quyền, hồng gia quyền. Hoặc người nhỏ con yếu sức thì học Aikido hay Judo tốt hơn là học Karate hay Taewando. Cho nên sau khi đã xác định bản tính hay khuynh hướng của dân tộc ta là âm thì ta sẽ có các chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển đất nước theo hướng phù hợp với bản tính dân tộc và địa hình đất nước ta. Vì sẽ rất sai lầm và đi vào chỗ bất thuận lợi khi ta định hướng phát triển như nước khác vốn có tính Dương nhiều hơn ta và địa hình của quốc gia họ cũng khác ta. Cụ thể hơn, ta có thể định hướng học tập, nghiên cứu xây dựng phát triển về ngành y học (y học dân tộc và y học hiện đại), nhất là về ngành vi phẫu thuật, tai, mắt, mũi, họng, tim), dưỡng sinh, vi tính, du lịch, dịch vụ, văn chương, thi ca, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, nhiếp ảnh, tiểu thủ công nghiệp, nghề gốm sứ, may mặc, thêu thùa, giải phẫu thẩm mỹ (thay vì xây dựng, phát triển về cơ khí nặng, vũ khí quân sự). Các loại thể thao nhẹ như bóng bàn, vũ cầu, cờ vua, thay vì tập trung cho bóng đá, quần vợt, bóng chày... Vì những cái này thuộc Dương đòi hỏi nhiều thể lực thích hợp với dân tộc Dương tạng như Đại Hàn, Trung Quốc, Nhật Bản, hay các dân tộc Âu Mỹ hơn là dân tộc ta. 
 Có lẽ chúng ta không nên buồn vì biết dân tộc ta thuộc âm nếu các bạn đồng ý với quan điểm của tôi vì âm không phải là xấu mà Dương cũng không phải là hay, nếu xét phạm trù Âm Dương cả hai đều có giá trị ngang nhau, và đều có mặt mạnh lẫn mặt yếu. Vấn đề ở đây là cần biết rõ ta là ai? Như thế nào? Để xây dựng đất nước cho tốt đẹp và nhanh hơn nếu chúng ta không nhận định nhầm về mình. Cho nên khi nắm rõ điều này, ta sẽ đinh hướng đúng trong việc xây dựng đất nước. Và như thế sẽ làm cho đất nước ta tiến bộ rất nhanh. Vì ai cũng biết cái gì hợp thì sẽ mau kết quả và lâu bền và trái lại. Trong việc làm ăn buôn bán, chứa bệnh, ăn uống cũng như quan hệ vợ chồng, ai cũng thấy rõ điều này.


12 thg 12, 2010

Câu chuyện chính sách

 

Câu chuyện chính sách

Ra các quyết định chính sách không phải là một quyết định dễ dàng và luôn phải đối mặt với những rủi ro lớn. Tuy vậy, chúng ta không thể chấp nhận việc ra đời những chính sách có sự phi lí đến cùng cực, chất lượng kém mà ai cũng nhìn thấy được.
Tại sao lại như vậy?
Có phải chính sách này đã được quyết định bởi con người rất tồi và có một nền tảng quản trị kém. Thực tế, Việt Nam không thiếu những con người kém là các quyết định chính sách được ra đời thực hiện bởi một quy trình không giống ai.
Một tư tưởng bảo thủ và trì trệ vẫn ngự trị. Dùng biện pháp hành chính để che đậy sự ngu dốt và kém cỏi của mình.

Người Giang Hồ

Ra chính sách ngắn hạn sai cần phải "trả giá"

Cảnh Thái

clip_image001(VEF) - Về chính sách ngắn hạn, Việt Nam cũng cần các cá nhân dám đề xuất, dám chịu trách nhiệm khi chính sách thất bại, trả giá bằng "từ chức", chịu trách nhiệm, chấp nhận mất việc, bị sa thải như một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp.
Năm hết Tết đến... Còn chưa tới 1 tháng nữa thì năm 2010 sẽ trôi qua, một mùa Giáng sinh an lành lại về và Tết Dương lịch đang gõ cửa mọi nhà.
Trong lúc đó, các cơ quan ban ngành của Chính phủ và địa phương đang nỗ lực thực thi các chính sách kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu nhằm đảm bảo đời sống sinh hoạt của người – vốn đang sống trong các cơn "bão giá" được giảm thiểu phần nào các ảnh hưởng thiệt hại.
Năm hết Tết đến là lúc giá cả lại "leo thang" lên cao. Năm nay đang diễn ra một áp lực tương tự cộng hưởng với việc giá vàng tăng cao cả trong và ngoài nước và hiện đang ở mức hơn 36 triệu/lượng, giá USD trong và ngoài hệ thống ngân hàng đang chênh chệch khoảng 2.000 đồng, tức khoảng 10% giá trị.
Điều đó khiến cho các doanh nghiệp và cá nhân, những ai vay nợ làm ăn kinh  doanh bằng vàng hay USD phải đối mặt với việc thanh toán nợ vay cuối năm cao hơn, tốn kém hơn.
Các doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khi ngân hàng "chần chừ" không muốn bán USD theo tỷ giá chính thức, hoặc tính thêm một số loại "phí" dịch vụ để bù trừ khoảng chênh lệch khác biệt tỉ giá với thị trường ngoài ngân hàng (19.500 và 21.500 đồng) trong khi doanh nghiệp xuất khẩu thu được ngoại tệ thì "kêu" vì ngân hàng chỉ mua USD bằng với giá chính thức 19.500!
Giá cả các mặt hàng ở chợ và siêu thị dù muốn hay không cũng đã tăng cao khi lạm phát dự kiến sẽ vượt mức xa 8% được dự kiến trước đây và có thể là 2 con số.
Tăng trưởng và "chính sách ngắn hạn"
Xuất khẩu đạt 64.3 tỷ USD, nhập khẩu 75 tỷ USD tạo ra nhập siêu hơn 10 tỷ USD được cứu vãn phần nào nhờ lượng kiều hối khoảng 8 tỷ USD giúp cán cân thanh toán ngoại tệ được giảm áp lực.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt ngoại tệ cho thanh toán xuất nhập khẩu như đã nói ở trên vẫn đang diễn ra bất chấp các chủ trương chính thức là nhà nước nghiêm cấm và sẽ xử phạt các hình thức "găm giữ" hay "đầu cơ ngoại tệ".
Tại sao vậy?
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, khó có thể thay đổi nhanh, như cấu trúc nền kinh tế tăng trưởng dựa nhiều vào đầu tư công, dàn trải kém hiệu quả, dựa vào thâm dụng lao động giá rẻ với các mặt hàng chuyên về gia công, xuất khẩu thô tài nguyên dầu khí, than đá, chưa có các sản phẩm chủ lực phát triển bền vững, v.v. các chính sách được ban hành về tiền tệ, tài khóa được xem là nguyên nhân chủ quan cần được mổ xẻ, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong những năm tới.
Dễ nhìn thấy có chính sách được thiết lập có tính dài hạn như tài khóa, các đầu tư lớn, các khoản thu chi ngân sách lớn... được Quốc hội và Chính phủ ra quyết định từ đầu kỳ có tính lâu dài, dài hạn, thì Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách ngắn hạn nhằm đối phó với những thay đổi nhanh trên thị trường như tỉ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, phát hành trái phiếu, v.v.
Chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt, chính sách tỉ giá VND/USD thả nổi theo thị trường hay cố định, chính sách lãi suất cho vay thả nổi hay theo "đồng thuận" cố định... trong năm 2010 phần nhiều mang tính ngắn hạn do phải chạy theo đối phó với những biến động thay đổi của tình hình kinh tế quốc tế và trong nước.
Thậm chí có khi thiếu nhất quán, thiếu sự kiên định khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp cũng như cá nhân kinh doanh không thể dự đoán dẫn đến thua lỗ nặng và mất lòng tin vào đồn nội tệ VND.
Tăng tính trách nhiệm của cá nhân ra quyết định
Nói về các chính sách có tính ngắn hạn, nặng về đối phó tình huống khẩn cấp thì rất dễ rơi vào trạng thái chủ quan, suy diễn và nhu cầu phải ra quyết định nhanh trong thời gian gấp gáp khiến nhiều chính sách vừa ban hành đã thấy không có tác dụng, thậm chí tác dụng ngược lại hoặc phải lập tức ban hành một chính sách mới thay thế khiến nhà đầu tư kinh doanh cảm thấy hụt hẫng, giảm niềm tin vào một chính sách nhất quán.
Ví dụ: chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất để kích thích sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đang xúc tiến thì phải thay bằng thắt chặt tiền tệ, nâng lãi suất cơ bản (doanh nghiệp luôn phải trong trạng thái chờ thông tin từ Ngân hàng Nhà nước ban hành lãi suất cơ bản mỗi tháng.
clip_image002
Điều này ảnh hưởng đến việc vay vốn làm ăn) để hạn chế lạm phát trong thời gian 1-2 tháng trở lại đây khiến các doanh nghiệp bối rối.
Ví dụ khác: Nếu việc điều chỉnh tỉ giá tăng cách đây vài tháng được xem là động thái hỗ trợ xuất khẩu hay làm cho tỉ giá bên trong và ngoài ngân hàng đến gần nhau hơn, xóa dần việc có 2 loại tỉ giá VND/USD, thì hiện nay chính sách giữ nguyên tỉ giá VND/USD bất chấp tỉ giá bên trong và ngoài ngân hàng đang khác biệt 10%, được xem là nỗ lực kiềm chế mất giá của đồng VND vốn đã và đang chịu áp lực mất giá và chống lạm phát cao, v.v.
Trong cả 2 ví dụ trên thì doanh nghiệp đều phải thay đổi kế hoạch kinh doanh để đối phó với tình hình mới khi chính sách có tính thay đổi ngược chiều quá nhanh.
Sự thành công của một chính sách có tính ngắn hạn sẽ được minh định bằng kết quả là sự hài lòng của người dân, các đối tượng trong vòng ảnh hưởng của chính sách đó.
Việc tổ chức các điểm bán lẻ bình ổn giá hay kêu gọi các doanh nghiệp cam kết giữ giá bán, không được tăng giá cũng là các chính sách mang tính ngắn hạn.
Không khả thi trong trung và dài hạn vì đây là một dạng can thiệp trực tiếp bằng chính sách hay chủ trương nhà nước vào thị trường cung - cầu dễ rơi vô tình trạng chủ quan, duy ý chí.
Hơn nữa, Nhà nước sau đó dùng ngân sách để bù lỗ cho các doanh nghiệp tham gia bán hàng bình ổn giá thì tiền vẫn phải lấy từ cùng một túi tiền thuế mà người dân phải trả dù là trả trước hay sau mà thôi.
Mặt khác, nếu bắt các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, ví dụ các công ty dược phẩm hay sữa cam kết không tăng giá, giữ giá bán không đổi, v.v. thì dễ rơi vào tình trạng vi phạm một số cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO.
Sau cùng, việc đề xuất một ban hành chính sách có tính ngắn hạn cũng dễ rơi vào tình trạng khó khả thi, ví dụ: Ngân hàng Nhà nước đề xuất "xử lý nghiêm đầu cơ ngoại tệ" – yêu cầu quản lý thị trường, công an và chính quyền địa phương vào cuộc (xem Tuổi Trẻ ngày 3/12/2010 trang 3), vì muốn xử lý thì phải định nghĩa thế nào là "đầu cơ ngoại tệ"? Thế nào là "găm giữ ngoại tệ"? Liệu một doanh nghiệp hay cá nhân nào đó có vài ngàn hay vài chục ngàn USD trong tài khoản có vi phạm? Các ngân hàng đang sở hữu nhiều USD có vi phạm? Có lý do gì để nói một doanh nghiệp hay cá nhân nào đó không nên cất giữ nhiều hay ít USD vì họ phải lo toan cho nhu cầu kinh doanh riêng của mình mà không ai lo giùm được?
Nếu không trả lời được các câu hỏi nói trên thì đề xuất "xử lý nghiêm đầu cơ ngoại tệ" xem như khó khả thi, chưa kể việc thiếu nền tảng luật lệ nào để xử phạt các vi phạm này!
Hơn nữa, nếu coi thị trường mua bán vàng và ngoại tệ ngoài ngân hàng là thị trường "đen" thì cần có nghiên cứu tìm hiểu ai đang vận hành thị trường này? Liệu có mối quan hệ giữa 2 thị trường trong và ngoài ngân hàng? Tại sao có 2 tỉ giá? Có nên dẹp bỏ thị trường ngoài ngân hàng khi bên trong ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu mua sắm, đầu tư, thanh toán của người dân? Dẹp bỏ được không? Thị trường ngoài ngân hàng có là sản phẩm tất yếu của hệ thống tài chính tín dụng Việt Nam hiện nay? Các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vàng và tiền tệ ngoài ngân hàng là một hình thức các ngân hàng nhỏ, mô hình ngân hàng tín dụng nhỏ đang đáp ứng nhu cầu thực sự của người dân? Đây lại là vấn đề dài hạn.
Một chính sách ngắn hạn đối phó với trạng thái khủng hoảng có thể thành công hoặc thất bại, và nếu thành công sẽ mang lại niềm tin cho doanh nghiệp và người dân, mang lại tăng trưởng và phát triển, hòa nhịp với các chủ trương chính sách lớn có tính dài hạn.
Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và các chính sách ngắn hạn như "nới lỏng định lượng" (quantitative easing – QE) đều mang dấu ấn cá nhân của ông Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang (FED) Ben Bernanke.
Thành công hay thất bại chưa rõ nhưng dấu ấn cá nhân người đề xuất chính sách, bảo vệ chính sách trước Quốc hội Mỹ và thực thi chính sách "nới lỏng định lượng" đều đè nặng lên vai ông Ben Bernanke, dù rằng chắc chắn ông có một ban cố vấn hỗ trợ sau lưng.
Có lẽ, Việt Nam cũng cần các cá nhân dám đề xuất chính sách, dám chịu trách nhiệm khi chính sách thất bại, trả giá bằng "từ chức", chịu trách nhiệm, chấp nhận mất việc, bị sa thải như một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp dù đội bóng có thắng 10 trận nhưng thua trận chung kết, không đáp ứng nhu cầu kỳ vọng thì vẫn phải "từ chức" ra đi trong danh dự.
C. T.