"Nước Nam ta hiện làm gì còn bọn THAM NHŨNG"! - Tôi dám lớn tiếng nói thế là bởi có căn cứ hẳn hoi, rất đáng tin cậy nữa cơ đấy!
Trước khi xem xét vấn đề còn hay không còn bọn tham nhũng thì phải tìm hiểu ngọn ngành xem tham nhũng là cái gì, thế nào gọi là tham nhũng đã. Đây là việc hệ trọng, liên quan đến nhiều người, thậm chí cả một thế hệ, nên không qua loa đại khái dẫn đến nhận định hàm hồ được.
Vậy tham nhũng là gì?
Sách "Bách khoa toàn thư", một tác phẩm công phu và trí tuệ của đất nước vừa được hoàn tất và công bố công khai trên "mạng" internet, đã định nghĩa tham nhũng là: "Hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế - tài chính vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội...".
Vậy tham nhũng là gì?
Sách "Bách khoa toàn thư", một tác phẩm công phu và trí tuệ của đất nước vừa được hoàn tất và công bố công khai trên "mạng" internet, đã định nghĩa tham nhũng là: "Hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế - tài chính vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội...".
Định nghĩa trên có mấy ý:
Tham nhũng (là) "hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn... ". Vậy là đã có thể loại ra khoảng trên chín mươi chín phần trăm dân số nước Nam ta khỏi đối tượng xem xét rồi. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc nói trên tienphong.vn (thứ bảy, 08-03-2008): "Thực tế, bộ máy cán bộ công chức của chúng ta hiện còn lớn, khoảng 1,7 triệu người, chưa kể 300.000 cán bộ công chức cơ sở". Vậy thì số người có chức vụ, quyền hạn chắc chỉ độ già nửa triệu, chiếm chưa đầy một phần trăm dân số nước ta? Mà môt đất nước đã có tới trên chín mươi chín phần trăm không tham nhũng thì quả đã là một đất nước đáng nể rồi!
Cũng theo định nghĩa trên, thì không phải tất cả những người có chức vụ, quyền hạn đều là tham nhũng cả đâu, mà chỉ những kẻ "đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế - tài chính vì động cơ vụ lợi... ", mới bị gọi là tham nhũng. Thế là lại loại thêm được khá nhiều đối tượng nữa.
Nhưng không phải cứ thấy ai đó "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách..." là liệt ngay vào danh sách những kẻ tham nhũng được, bởi, vẫn theo "Bách khoa toàn thư", còn phải xét thêm một yếu tố quan trọng nữa, là phải: "Gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội...". Vậy đấy, tham nhũng mà chưa có đủ bằng chứng chứng tỏ người đó đã gây thiệt hại... thì chưa thể gọi là tham nhũng được.
Cứ căn cứ vào ba điểm định nghĩa đó thì quả là việc đi tìm tham nhũng ở nước ta chả khác gì "mò kim đáy biển" - mà là Biển Đông hiện đang có tranh chấp, thì còn khó khăn nguy hiểm gấp vạn triệu lần! Đúng không? Chẳng trách cái cơ quan phòng - chống tham nhũng ở nước ta, lập ra mấy năm nay, nhưng hiệu suất công tác thì rất thấp là quá phải rồi!
Sách "Bách khoa toàn thư" còn trích dẫn thêm: "Pháp lệnh Chống tham nhũng, ban hành ngày 26.2.1998 (được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Chống tham nhũng được Quốc hội khoá X thông qua ngày 28.4.2000)... Mục A, Chương XXI, Bộ luật hình sự quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:
1. Tham ô tài sản;
2. Nhận hối lộ;
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
5. Lạm quyền trong khi thi hành công vụ;
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
7. Giả mạo trong công tác".
Đấy là theo tự điển của các bậc trí thức lừng danh, chứ cứ nôm na, thì dân ta vẫn hiểu, tham nhũng là phải có đủ hai yếu tố: Một là THAM và hai là NHŨNG. Tham thì hầu như đó là thuộc tính của muôn loài rồi, từ con người đến con vật đều sẵn có máu tham, mà hình như người Nam ta lại có nhiều điều kiên thể hiện cái "thuộc tính" tham ấy hơn cả! - Không tin hả? Xin dẫn chứng nhé: Một lãnh đạo Nhà nước đã có lần nói với Kiều bào rằng: " Ở Việt Nam, không muốn tham vẫn phải động lòng tham" (Trích phát biểu khai mạc "Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất", 21/11/2009 - Bài "Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của kiều bào" trên VnExpress.net).
Cũng theo định nghĩa trên, thì không phải tất cả những người có chức vụ, quyền hạn đều là tham nhũng cả đâu, mà chỉ những kẻ "đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế - tài chính vì động cơ vụ lợi... ", mới bị gọi là tham nhũng. Thế là lại loại thêm được khá nhiều đối tượng nữa.
Nhưng không phải cứ thấy ai đó "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc cố ý làm trái chính sách..." là liệt ngay vào danh sách những kẻ tham nhũng được, bởi, vẫn theo "Bách khoa toàn thư", còn phải xét thêm một yếu tố quan trọng nữa, là phải: "Gây thiệt hại cho tài sản của nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, xã hội...". Vậy đấy, tham nhũng mà chưa có đủ bằng chứng chứng tỏ người đó đã gây thiệt hại... thì chưa thể gọi là tham nhũng được.
Cứ căn cứ vào ba điểm định nghĩa đó thì quả là việc đi tìm tham nhũng ở nước ta chả khác gì "mò kim đáy biển" - mà là Biển Đông hiện đang có tranh chấp, thì còn khó khăn nguy hiểm gấp vạn triệu lần! Đúng không? Chẳng trách cái cơ quan phòng - chống tham nhũng ở nước ta, lập ra mấy năm nay, nhưng hiệu suất công tác thì rất thấp là quá phải rồi!
Sách "Bách khoa toàn thư" còn trích dẫn thêm: "Pháp lệnh Chống tham nhũng, ban hành ngày 26.2.1998 (được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Chống tham nhũng được Quốc hội khoá X thông qua ngày 28.4.2000)... Mục A, Chương XXI, Bộ luật hình sự quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:
1. Tham ô tài sản;
2. Nhận hối lộ;
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
5. Lạm quyền trong khi thi hành công vụ;
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
7. Giả mạo trong công tác".
Đấy là theo tự điển của các bậc trí thức lừng danh, chứ cứ nôm na, thì dân ta vẫn hiểu, tham nhũng là phải có đủ hai yếu tố: Một là THAM và hai là NHŨNG. Tham thì hầu như đó là thuộc tính của muôn loài rồi, từ con người đến con vật đều sẵn có máu tham, mà hình như người Nam ta lại có nhiều điều kiên thể hiện cái "thuộc tính" tham ấy hơn cả! - Không tin hả? Xin dẫn chứng nhé: Một lãnh đạo Nhà nước đã có lần nói với Kiều bào rằng: " Ở Việt Nam, không muốn tham vẫn phải động lòng tham" (Trích phát biểu khai mạc "Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất", 21/11/2009 - Bài "Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của kiều bào" trên VnExpress.net).
Vậy thì trong bối cảnh hiện nay, đã là dân Nam, khó có một ai không động lòng tham?!. Cho nên khi nói tham là "thuộc tính" của người Việt Nam, chắc không còn ai phản ứng?!. Và như vậy, tham ở nước ta chỉ nên coi là một lỗi hơn là một tội - quy là tội thì lấy đâu đủ trại giam để giam tội phạm?!. Còn yếu tố nhũng thì khác. Nếu hiểu một cách giản lược ra thì nhũng là hành vi gây sức ép thô bạo để đòi hay buộc người khác phải đút lót, hối lộ mình. Không thế, không thể gọi là nhũng được.
Thời buổi ngày nay, làm gì còn có chuyện những người có chức vụ, quyền hạn... phải nhũng nhiễu dân mới kiếm được của đút nữa? Theo ông bí thư thành uỷ Hà Nội thì: "Có quyền lực nên người khác cứ đưa hối lộ cho dù họ không đòi" (Phát biểu tại cuộc họp "giao ban quận huyện" sáng 25/12/2009). Đúng quá đi! Có đòi đâu? Toàn là bà con ta tự nguyện đem đến tận nơi làm việc, hoặc nơi ở của các sếp để biếu, tặng đấy chứ? Dân tự nguyện mà cán bộ lại là đầy tớ trung thành của dân, thì hỏi rằng làm sao mà cán bộ dám không nhận được? Không nhận chẳng hoá ra coi thường dân, khinh dân và như thế thì chỉ ngày càng xa dân chứ gần dân sao nổi?!.
Vậy xét trên bình diện tổng thể - theo cả cách định nghĩa của bách khoa toàn thư, pháp lệnh phòng chống tham nhũng lẫn cách hiểu dân dã, thì, hiện thời nước ta, không còn có ai là tham nhũng nữa? Đúng chưa, thưa quý vị!
Vậy xét trên bình diện tổng thể - theo cả cách định nghĩa của bách khoa toàn thư, pháp lệnh phòng chống tham nhũng lẫn cách hiểu dân dã, thì, hiện thời nước ta, không còn có ai là tham nhũng nữa? Đúng chưa, thưa quý vị!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét