29 thg 12, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất năm 2011


(Dân trí) - Tờ Korea Herald số ra ngày 27/12/2011 đã có bài viết với tựa đề "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất năm 2011" nói về những đóng góp to lớn của Thủ tướng trong việc đưa Việt Nam thoát khỏi vòng xoáy khủng hoảng.
Dân trí trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết đăng tải trên Korea Herald:
Cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu năm 2011 đã gây ra những quan ngại sâu sắc cho nền kinh tế thế giới. Hạn hán, lụt lội và dịch bệnh do biến đổi khí hậu cùng với những căng thẳng ở Biển Đông và các nguy cơ xung đột mới trên thế giới đã đẩy các nền kinh tế tới những thách thức mới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trong bối cảnh đó, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện rõ dấu ấn của mình với tài năng lãnh đạo xuất chúng, chèo lái thành công “con tàu kinh tế Việt Nam” vượt qua “cơn lốc xoáy” bằng các quyết sách linh hoạt, kịp thời, cân đối  về kinh tế, tài khóa, tiền tệ và ngoại giao. Kết quả, năm 2011 Việt Nam bước đầu kiểm soát được lạm phát, giữ mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo an sinh xã hội.
Đánh giá tổng quan về kinh tế năm 2011, các chuyên gia kinh tế quốc tế của Hàn Quốc cho rằng Việt Nam đã thoát khỏi “cơn lốc xoáy” của sự tăng trưởng chậm.
Ổn định kinh tế vĩ mô, đi đôi với tái cơ cấu nền kinh tế tiếp tục là thông điệp chính được người đứng đầu Chính phủ chuyển tới cộng đồng các nhà đầu tư và các nhà tài trợ quốc tế trong năm 2012.
Tại cuộc họp với các nhà tài trợ CG, thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhận được sự nhất trí và phản hồi tích cực từ các nhà tài trợ trong việc thực hiện thành công nội dung chủ yếu của Nghị quyết 11 và đã có những hành động quyết đoán trong việc triển khai quyết liệt, có hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2011; làm bản lề để thực hiện vượt trội các kế hoạch và nhiệm vụ cho năm 2012 - một năm hứa hẹn đầy thách thức đối với nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn được duy trì liên tục, quý sau cao hơn quý trước (GDP quý I/2011 tăng 5,43%, quý II/2011 tăng 5,67%, quý III/2011 tăng 6,11%;),  tính chung 9 tháng GDP tăng 5,76% và cả năm mức tăng GDP ước đạt khoảng 6%.
Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thế giới có những biến động lớn, vốn FDI thực hiện của Việt Nam vẫn đạt 2,54 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và  tăng đều qua các tháng (tháng 1 là 420 triệu USD, tháng 2 là 730 triệu USD, tháng 3 là 1,81 tỷ USD, tháng 4 là 2,4 tỷ USD, tháng 5 là 3,6 tỷ USD).
Tính từ đầu năm 2011 đến nay, đã có trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới tăng thêm 1,08 tỷ USD, chiếm 46,74% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới tăng thêm 193,29 triệu USD, chiếm 8,15% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới tăng thêm 131 triệu USD, chiếm  5,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Mới đây, Tập đoàn Tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2011, mở ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư và tạo nên những địa chỉ đầu tư quốc tế tốt nhất trong các năm tiếp theo.
Theo cuộc nghiên cứu mới đây của nhóm Giáo sư và chuyên gia kinh tếcấp cao của Chính phủ Hàn Quốc về tác động của khủng hoảng nợcông lan rộng và biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như tầm ảnh hưởng và khả năng lãnh đạo nền kinh tế của các Thủ tướng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước thoát khỏi khủng hoảng nền kinh tế nhanh nhất và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là vị Thủ tướng có ảnh hưởng nhất khu vực châu Á trong việc điều hành thành công nền kinh tế Việt Nam và là người  những quyết định mang tính quyết đoán nhất.
Việt Nam chọn mức tăng GDP 2011 là 5,8-6% trong khi mục tiêu của 2012 là 6%. Duy trì mức tăng trưởng này sẽ giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã có những hành động đúng thời điểm, và đãkhông chọn kịch bản tăng trưởng cao trong giai đoạn hiện nay.
Song song với ổn định kinh tế, Thủ tướng đã kiên định trong điều hành và đưa ra các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế hợp lý, trong đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư, hệ thống tài chính - ngân hàng và khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Việt Nam sẽ tiến hành cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước với mục tiêu chủ yếu là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh những mục tiêu vĩ mô nói trên, Việt Nam tiếp tục đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 1.200 USD một năm nhưng khoảng cách giàu nghèo vẫn ở mức cao. Để giải quyết tình trạng này, Ông Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện chiến lược hành động đểđảm bảo việc làm ổn định và bền vững thông qua việc tập trung nâng cao trình độ tiếng anh và đào tạo nghề với mục tiêu tạo ra trên 1,6 triệu việc làm trong năm 2012 nhằm giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%. Cùng với đó, hiện số hộ nghèo trong cả nước đã giảm 2%.
Ông Dũng cũng đã ra quyết định thành lập một nhóm chuyên tráchgiám sát và thúc đẩy nhanh quá trình giải ngân, sử dụng hiệu quả những sự trợ giúp từ bên ngoài, đặc biệt là ODA.
Trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, ông được đánh giá cao bởi luôn có những sáng kiến nhằm thúc đẩy gắn kết với cộng đồng quốc tế nhờ vào bản lĩnh vững vàng và những chính sách nhất quán. Những cam kết vững chắc của ông khiến các nhà đầu tư luôn tin tưởng trong việc đầu tư vào Việt Nam. Ông đã có những đóng góp then chốt trong việc nâng tầm ảnh hương trên trường quốc tế của Việt Nam lên tầm cao mới.
Với người dân Việt Nam, ông được đánh giá cao bởi những gì đã làm trong suốt thời gian ông giữ chức Thủ tướng. Ông luôn quan tâm tới những ý kiến đóng góp quý báu của các thế hệ đi trước, luôn tôn trọng và biết cách sử dụng người tài và luôn có các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp ổn định trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó là các chính sách hỗ trợ phát triển công - nông nghiệp và hỗ trợ sinh viên, người nghèo. Ông là biểu tượng của tinh thần dân tộc Việt Nam  trong việc kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc trên cơ sở tôn trọng luật pháp Quốc tế và giữ quan hệ ngoại giao tốt với các nước trên thế giới .
Với những gì đã làm cho Việt Nam, ông xứng đáng được bình chọn là nhân vật của năm 2011 - vị Thủ tướng chính phủ với rất nhiều thách thức nhưng luôn chứng tỏ được bản lĩnh của mình. Ông xứng đáng được người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế yêu mến.
Hà Minh
Theo The Korea Herald (số ngày 27/12/2011)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét