13 thg 12, 2011

Vấn đề chế độ sở hữu tư liệu và quan hệ sản xuất


Bằng chứng hùng hồn cho sự ngu lâu dốt dài khó đào tạo
Một bài viết khá công phu nhưng bộc lộ hết sự ngu dốt của người viết (xin lỗi tôi dùng tư hơi nặng. Như thứ lý luận củ rích phi logics, hành văn luộn thuộm thiếu chặt chẻ, viết tắt tùy tiện.
Đây chắc là một tờ sơ ở vị trí khá cao nào đó. Điều này càng cho thấy sự ngu dốt còn dài dài và dân tộc Việt Nam còn khổ nhiều.
Than thay mình không khai hóa được đám ngu dốt này.
Gianghoquan

Vấn đề chế độ sở hữu tư liệu và quan hệ sản xuất
(Tamnhin.net) - Quan hệ sản xuất là một đặc trưng của một phương thức sản xuất, một chế độ xã hội cụ thể. Mỗi chế độ xã hội lại có quan hệ sản xuất tương ứng nên xã hội XHCN phải có quan hệ sản xuất XHCN. 


Quá trình xây dựng và phát triển quan hệ sản xuất XHCN và quan hệ sản xuất TBCN. Đó là quá trình đấu tranh không có tiếng súng, diễn ra một cách âm thầm lặng lẽ nhưng vô cùng gay go và ác liệt, đã kéo dài khoảng 50 chục năm nay,hướng tiến công vào cả ba nội dung của quan hệ sản xuất XHCN là chế độ sở hữu, chế độ phân phối và chế độ quản lý. Diễn biến chủ yếu của quá trình này được thể hiện ra qua một số biểu hiện chủ yếu sau :
- Đánh phá từ chế độ sở hữu tập thể của các HTX. Ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, sự tiến công của các thế lực đối lập tập trung vào đánh phá các HTX, vì có thể lợi dụng tình hình thực hiện việc công hữu hóa tư liệu sản xuất của các xã viên, tình hình phân phối thu nhập theo công điểm của HTX với mức thu nhập thấp hơn rất nhiều so với thu nhập từ ruộng phần trăm để lại cho gia đình xã viên, … Nội dung đánh phá này nhằm xác lập một định đề sai lầm là chế độ sở hữu tập thể là chế độ sở hữu vô chủ nên cần xác lập chế độ sở hữu có người chủ cụ thể, gắn với việc khôi phục chế độ sở hữu tư nhân. Để bảo vệ cho định đề này, họ dẫn câu tổng kết dân gian là “lắm sãi không ai đõng cửa chùa” thể hiện thiếu sót trong việc phân công phân nhiệm cụ thể để xuyên tạc thành thiếu sót về chế độ sở hữu. Đồng thời cố tình bỏ qua câu tổng kết dân gian đương thời về sai sót trong chế độ phân phối là “xã viên làm việc bằng hai để chủ nhiệm xây nhà, xây sân, mua đài mua xe”.
Đồng thời đằng sau đó là việc Ban chủ nhiệm HTX, trong chừng mực nhất định, đã vô hiệu hóa chế độ quản lý của Đại hội xã viên nên trong thực tế, các xã viên không còn là người chủ thực sự của HTX, biến khẩu hiệu “HTX là nhà, xã viên là chủ” trở thành một khẩu hiệu không có thực chất. Hệ quả của việc đánh phá này dẫn đến việc các HTX bị tan rã, phải tổ chức lập lại dưới hình thức mới, chủ yếu là sự tập hợp của các hộ tự sản tự tiêu, làm cho HTX không còn là một đơn vị sản xuất kinh doanh như trước đó.
- Tấn công vào chế độ sở hữu toàn dân được mở ra bằng sự tấn công vào thành phần kinh tế quốc doanh. Có thể nói là quá trình này được mở đầu bằng tung ra luận điểm sai lầm là kinh tế quốc doanh, sở hữu toàn dân là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém, chỉ có hình thức sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân mới kinh doanh có hiệu quả. Sở dĩ khẳng định đó là một luận điểm sai lầm vì đã bỏ qua một thực tế là các DN tư nhân, DN tư bản tư nhân, các Tập đoàn xuyên quốc gia TBCN cũng kinh doanh kém hiệu quả và đi vào con đường phá sản. Thực tế đó đã diễn ra từ hàng chục thập niên trước đó và cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, mở đầu từ năm 2007, cũng chứng minh là hiệu quả kinh doanh không phụ thuộc và chế độ sở hữu. Hậu quả của cuộc tiến công này đã dẫn đến chuyển thành phần kinh tế quốc doanh, chế độ sở hữu toàn dân thành thành phần kinh tế nhà nước, chế độ sở hữu nhà nước và thực hiện một chủ trương đúng đắn là chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần nhưng lại theo mô hình của chủ nghĩa tư bản nhân dân. Hậu quả là, trong thực tế, đã tư nhân hóa một bộ phận tài sản thuộc sở hữu toàn dân, gắn với việc tha hóa cơ sở giai cấp của CNXH bằng việc biến người công nhân từ vị thế là người chủ tập thể XHCN thành người cổ đông-chủ tập thể TBCN để rồi cuối cùng, qua việc bán cổ phần của mình, trở thành người công nhân vô sản.
Trong lĩnh vực này, các thế lực khác, tuy không thực hiện được yêu sách hủy bỏ điều 4 của Hiến pháp hiện hành nhưng đã bước đầu thực hiện được việc âm thầm sửa đổi điều 17 của Hiến pháp hiện hành. Đồng thời chế độ phân phối, ngay trong thành phần kinh tế Nhà nước, cũng bị chi phối theo hướng phân phối theo quyền lực (trong đó có quyền lực của người nắm giữ nhiều cổ phiếu), thể hiện ngay trong tệ nạn tham nhũng, hối lộ, … Còn đối với chế độ quản lý thì người chủ sở hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân, trong thực tế, đã bị tước quyền làm chủ của mình, trở thành người chủ “hữu danh vô thực”, chuyển quyền quyết định sự phát triển của DNNN từ tay của Đại hội công nhân viên chức sang tay của Hội đồng quản trị. ….. Đồng thời cũng đã xuất hiện “các nhóm lợi ích”, trong chừng mực nhát định, đã có khả năng chi phối quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện một số chủ trương, chính sách vì lợi ích của họ. Trong thực tiễn từ hàng chục năm nay, trong đội ngũ cán bộ đảng viên, trong đó có những Giáo sư tiến sỹ về kinh tế có trình độ cao, cũng coi chế độ sở hữu toàn dân, nhất là đối với đất đai, là một sự cản trở quá trình phát triển kinh tế-xã hội, cản trở quá trình giải phóng để cho lực lượng sản xuất phát triển.
Ngày nay, Ban chấp hành TƯ Đảng Khóa XI đã xác định sự cần thiết phải sửa đổi, bổ xung Hiến pháp hiện hành nên trong quá trình này, cần thấy rõ sự cần thiết phải bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân như đã được ghi nhận tại điều 17 của Hiến pháp hiện hành, đấu tranh phản bác lại những quan điểm cố tình phủ nhận chế độ sở hữu toàn dân như đã xuất hiện và ngày càng phát triển từ hàng chục năm nay. 
Phải chăng vì đứng trước sự tấn công đối với chế độ sở hữu toàn dân nên Cương lĩnh 1971 và dự thảo Cương lĩnh 2011 đều coi chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là đặc trưng của mô hình xã hội XHCN ?
Việc ĐH XI xác định một đặc trưng của xã hội XHCN là “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”, mà không dừng lại ở chế độ sở hữu tư liệu sản xuất như dự thảo, đã gây một số băn khoăn nhất định trong một số cán bộ đảng viên, chủ yếu về vấn đề chế độ sở hữu tư liệu sản xuất, trong đó có vấn đề về sở hữu đất đai. Trong phạm vi này, xin được có một số ý kiến chính sau đây.
Phần thứ nhất
Xã hội XHCN là một phương thức sản xuất cụ thể
1 - Để xác định nội hàm của một phương thức sản xuất cụ thể, phải dựa vào hai tiêu chí chủ yếu :
- Lực lượng sản xuất gồm cơ sở vật chất kỹ thuật và con người. Phương thức sản xuất sau phải có lực lượng sản xuất có trình độ phát triển cao hơn lực lượng sản xuất của phương thức sản xuất trước.
- Quan hệ sản xuất gồm chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối. Phương thức sản xuất sau phải có quan hệ sản xuất mới tương ứng để thay thế quan hệ sản xuất của phương thức sản xuất trước.
2 - Do đó việc ĐH XI biểu quyết như vậy không bao hàm việc phủ định chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất đã được ghi tại Cương lĩnh 1991 và tại dự thảo cương lĩnh 2011 mà chỉ là việc phải coi chế độ sở hữu chỉ là một bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất, có quan hệ hữu cơ với chế độ quản lý và chế độ phân phối nên không thể lấy làm đặc trưng của một chế độ xã hội cụ thể. Đồng thời qua đó, xác định nhiệm vụ là phải xây dựng được quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất XHCN với đầy đủ 3 chế độ cấu thành chứ không chỉ tập trung vào chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và cũng không phủ định là phải có chế độ sở hữu về tư liệu sản xuẩt… Do đó, biểu quyết điều chỉnh dự thảo chỉ làm rõ đặc điểm của xã hội XHCN là phải có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, quan hệ sản xuất XHCN chứ không chỉ có chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất như dự thảo và đó là một sự điều chỉnh thích hợp. Do đó, việc điều chỉnh dự thảo không bao hàm việc phủ định chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất như đã được ghi trong dự thảo như có thể bị lầm tưởng vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Phần thứ hai
Về quá trình xây dựng quan hệ sản xuất XHCN
I Xây dựng quan hệ sản xuất XHCN của xã hội XHCN
ĐH VIII đã ghi nhận là “Việc lãnh đạo xây dựng quan hệ sản xuất mới có phần vừa lúng túng vừa buông lỏng. ….. Về quan hệ sản xuất, chế độ sở hữu, cơ chế quản lý và chế độ phân phối gắn kết với nhau, …” (Văn kiện ĐH VIII, tr 65, 81). Tiếp đó, ĐH IX lại xác định “… Quan hệ sản xuất trên một số mặt chưa phù hợp. …” …. Để có thể nhận thức được đúng mức hơn những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong quá trình nhận thức và tổ chức triển khai nhiệm vụ xây dựng quan hệ sản xuất mới, quan hệ sản xuất XHCN, cần đi ngược lại quá trình, từ nhận định tại ĐH VI.

1 – ĐH VI đã ghi nhận là trong quá trình cải tạo XHCN, củng cố quan hệ sản xuất mới có một số sai lầm và từ đó xác định nhiệm vụ khắc phục thích hợp “… Về nội dung cải tạo, thường nhấn mạnh việc thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất mà không coi trọng giải quyết các vấn đề tổ chức quản lý và chế độ phân phối. … . Tuy chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là nền tảng của quan hệ sản xuất mới, nhưng khi chế độ quản lý và chế độ phân phối không phù hợp, thì ngay cả tổ chức kinh tế thuộc sở hữu toàn dân, được trạng bị kỹ thuật cao hơn, cũng làm ăn kém hiệu quả. Xây dựng quan hệ sản xuất mới về cả ba mặt, làm cho nó thật sự mang bản chất xã hội chủ nghĩa, gắn với mỗi bước phát triển của lực lượng sản xuất, là công việc to lớn, không thể làm xong trong một thời gian ngắn. …. Tăng cường kinh tế xã hội chủ nghĩa trên cả ba mặt chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối, làm cho kinh tế quốc doanh phát huy được vai trò chủ đạo …. .”(Văn kiện ĐH VI, tr 22, 57-58, 218).
 
2 - Trong thực tế triển khai Nghị quyết ĐH VI, chúng ta đã không quán triệt tinh thần cơ bản của ĐH nên đã có tiếp tục sai phạm là không có sự tập trung phát triển đồng bộ một cách hữu cơ chế độ quản lý và chế độ phân phối. Sai sót này được thể hiện một cách tập trung trong đánh giá tại một số văn kiện của Đảng và Chính phủ, chủ yếu là:
- Đối với chế độ quản lý. Ngay từ năm 1988, Quyết định 50 HĐBT (22/3/1988) và Nghị định 98 HĐBT (2/6/1988) đã xác định quyền làm chủ tập thể XHCN của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. Qua đó xác định quyền làm chủ của tập thể lao động trong các xí nghiêp quốc doanh được thực hiện chủ yếu qua Đại hội công nhân viên chức , … và, theo điều 9 của Điều lệ
Xí nghiệp quốc doanh ban hành theo Nghị định 50 HĐBT, thì Đại hội công nhân viên chức “có quyền cao nhất, quyết định những vấn đề về phương hướng phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp trên nguyên tắc bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước và hợp đồng đã ký kết; chủ trương và biện pháp bảo vệ tài sản, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; …; những nguyên tắc phân phối thu nhập của tập thể lao động theo chính sách của Nhà nước; cải thiện điều kiện lao động, đời sống và phúc lợi của công nhân, viên chức; …” Thế nhưng trong thực tế, quyền đó bị vi phạm nên Hội nghị giữa nhiệm kỳ ĐH VII đã đánh giá về mặt chế độ quản lý là “ … công nhân viên chức làm việc tại các doanh nghiệp không có động lực thường xuyên và bền vững để gắn bó thiết thân với sự với sự phát triển của doanh nghiệp, không có quyền hạn vật chất và tổ chức đủ mạnh để tham gia định đoạt các quyết sách làm ăn, ngăn chặn từ gốc tệ nạn tham nhũng, làm thất thoát, hư hỏng tài sản công. Phải tìm giải pháp khắc phục bằng được tình hình này.” (Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ ĐH VII, tr 37).
Nhiệm vụ này đã bị vi phạm, ngay từ năm 1995 đến nay, qua việc ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước vì qua đó, quyền lực cao nhất của tập thể công nhân viên chức đã bị chuyển từ Đại hội công nhân viên chức sang Hội đồng quản trị. Sự kiện đã xẩy ra tại Vinashin đã chứng thực sai sót của cơ chế quản lý trong việc không tôn trọng quyền làm chủ tập thể của đội ngũ lao động đã là một trong những nguyên nhân làm cho quan hệ sản xuất XHCN không được hoàn thiện về thực chất, dẫn đến tình hình kinh doanh kém hiệu quả với những tổn thất to lớn.
- Đối với chế độ phân phối. Tình trạng tham nhũng, lãng phí, hối lộ, tiêu cực trong đầu thầu, …. là những biểu hiện của chế độ phân phối hiện hành còn những mặt không mang tính chất XHCN. Tuy nhiệm vụ khắc phục tình trạng này đã được Hội nghị giữa nhiệm kỳ ĐH VII xác định là một trong bốn nguy cơ và cần được khắc phục. Nhưng ĐH IX vẫn phải nhận định là “Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn, đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến.” (Văn kiện ĐH IX, tr 76).
Nói một cách khác, tình trạng phân phối theo quyền lực đã xuất hiện và kéo dài trong nhiều năm nhưng vẫn không được khắc phục một cách có hiệu lực và có hiệu quả. Cơ chế phân phối này mang tính chất tương tự như cơ chế phân phối đã hình thành vào giai đoạn tan rã của chế độ xã hội cộng đồng nguyên thủy. Tại thời điểm này, những người được cộng đồng bầu ra để thực hiện một số chức năng chung của cộng đồng, đã lạm dụng quyền lực được giao để chiếm đoạt tài sản của cộng đồng, hình thành chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Ăng ghen đã phân tích và làm rõ đó là quá trình người đầy tớ biến thành người chủ ( Tuyển tập Mác Ăng ghen, Nhà Xuất bản Sự Thật, Hà nội 1983, tập V, tác phẩm Chống Duhring, tr 254-262).
Nhận xét chung. Qua trình bày ở trên, quan hệ sản xuất XHCN phải xác lập được chế độ sở hữu toàn dân (như đã được ghi tại điều 17 của Hiến pháp hiện hành), xác lập được một cơ chế quản lý bảo đảm quyền làm chủ tập thể của người dân, một cơ chế phân phối theo lao động. Để có được đồng bộ 3 nội dung đó của quan hệ sản xuất XHCN thì cần phải thấy đó “là công việc to lớn, không thể làm được trong thời gian ngắn” (văn kiện ĐH VI đã trích). Thời gian cần thiết để xác lập đồng bộ 3 nội dung đó của quan hệ sản xuất XHCN là thời gian của TKQĐ và tôi có một số gợi ý dưới đây. 
II Xây dựng quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH
Cương lĩnh 2011 ghi nhận là quá trình đi lên CNXH là “ Đó là một quá trình cách mạng xâu (sâu) sắc, triệt để, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen” (Văn kiện ĐH XI, tr 70). Xác định như vây đúng nhưng lại quá chung chung nên cần có sự lãnh đạo để làm rõ hơn, cụ thể hơn đặc điểm này của TKQĐ ảnh hưởng như thế nào đến các mặt khác nhau của nền kinh tế-xã hội. Trong phạm vi bài này, xin được tập trung làm rõ nhận thức của tôi về một số đặc điểm của quan hệ sản xuất trong TKQD, xét theo tiêu chí sự vận động trong thời kỳ này.
1 - TKQĐ đi lên CNXH là thời kỳ vừa có các yếu tố của chế độ xã hội cũ và chế độ xã hội mới.
Do đó, trong TKQĐ đi lên CNXH, nền kinh tế xã hội nước ta, các giai cấp khác nhau của chế độ xã hội cũ và mới cùng tồn tại và vận động phát triển, dẫn đến việc hình thành nền kinh tế nhiều thành phần như đã được các ĐH xác nhận. Do đó nên trong TKQĐ ở Việt nam, trong nền kinh tế, có nhiều quan hệ sản xuất tương ứng với từng thành phần kinh tế. 
2 - Nền kinh tế nhiều thành phần, với những quan hệ sản xuất tương ứng phải phát triển theo định hướng XHCN. Để có thể phát triển theo định hướng này, cần có sự lãnh đạo của Đảng để không cho các thành phần kinh tế và các quan hệ sản xuất đó tự phát đi theo con đường TBCN. Do đó cần phải :
- Tổ chức phát triển Đảng trong từng thành phần kinh tế để thực hiện sự lãnh đạo đó, không để cho từng thành phần kinh tế tự phát đi theo con đường TBCN. Vì thế nên trong thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tập thể và kể cả trong thành phần kinh tế nhà nước, cần phải có đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh để thực hiện sự lãnh đạo đó. Xuất phát từ đó, việc đặt câu hỏi đảng viên có thể tham gia trong thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân, có thể kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp tư bản tư nhân không là những câu hỏi không chuẩn xác vì tại các thành phần kinh tế này cần có tổ chức Đảng, có đảng viên để lãnh đạo thành phần kinh tế này phát triển theo định hướng XHCN. Do đó, vấn đề được đặt ra là trong việc hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đảng, cần bổ xung, làm rõ hơn nội dung điều 2, khoản 1 về nhiệm vụ đảng viên là trong quá trình nghiêm chỉnh chấp hành Cương lĩnh chính trị, cần lãnh đạo các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. 
- Cần làm rõ nội dung của con đường phát triển theo định hướng XHCN của từng thành phần kinh tế, cả về mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Về mặt quan hệ sản xuất : (i) đối với thành phần kinh tế nhà nước, phải khẳng định là xác lập chế độ sở hữu toàn dân, xem xét lại tính hợp lý trong quy định của Luật doanh nghiệp về mối quan hệ giữa Đại hội công nhân viên chức với Hội đồng quản trị trong việc thực hiện chế độ quản lý, đấu tranh khắc phục tệ nạn phân phối theo quyền lực để đảm bảo phân phối theo lao động….. (ii) đối với thành phần kinh tế tư nhân và tư bản tư nhân, có thể cần xem xét rút kinh nghiệm về nội dung của quá trình giai cấp tư bản đã có những giải pháp gì để có thể có quan hệ sản xuất có khả năng tự thích nghi với trình độ phát triển lực lượng sản xuất như họ đã đạt được trên thế giới nhưng vẫn duy trì chế động xã hội TBCN.
Nội dung tự thích nghi có thể đã được thể hiện phần nào trong nội dung của chủ nghĩa tư bản nhân dân với việc biến người công nhân vô sản thành người cổ đông-chủ tập thể TBCN nhưng là cổ đông không có thực quyền vì quyền quyết định trong quản lý, phân phối, vẫn thuộc về tập thể các cổ đông là những nhà tư bản, nắm khối lượng cổ phần chi phối. Đồng thời cũng cần nắm bắt rõ những thành quả mà giai cấp công nhân của các nước TBCN đã dành được trong quá trình đấu tranh chống bóc lột, bất công, …. Trên cơ sở đó, tìm cách vận dụng thích hợp vào điều kiện nước ta trong TKQĐ.
Nhìn chung lại, cần nhận thức đầy đủ hơn là trong TKQĐ đi lên CNXH, nền kinh tế của nước ta là một nền kinh tế có nhiều thành phần, với những quan hệ sản xuất tương ứng. Trong điều kiện đó, Đảng cần lãnh đạo các thành phần kinh tế này phát triển theo định hướng XHCN, không tự phát đi theo con đường TBCN. Từ đó, cũng cần lãnh đạo các quan hệ sản xuất tương ứng phải có sự điều chỉnh để từng bước tự đổi mới thành quan hệ sản xuất XHCN nên cần :
- xây dựng và phát triển cơ cở đảng vững mạnh, phát triển đảng viên trong từng thành phần kinh tế, kể cả trong thành phần kinh tế nhà nước.
- xác định nhiệm vụ chính trị của các cơ sở đảng và của từng đảng viên là lãnh đạo, vận động thành phần kinh tế mà mình tham gia phát triển theo định hướng XHCN.
- xác định rõ nội dung con đường đi lên CNXH của từng thành phần kinh tế về mặt quan hệ sản xuất để có sự phát triển tương ứng với trình độ phát triển lực lượng sản xuất của từng thành phần.
Có thể khẳng định là thiếu sót của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực làm rõ con đường đi lên CNXH của từng thành phần kinh tế là nguyên nhân dẫn đến :
- Kinh doanh kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước mà vụ Vinashin là một minh họa.
- Bộ phận của giai cấp công nhân trực tiếp lao động tại các DN TB tư nhân đã phải tự phát đứng lên đấu tranh đòi phải bảo đảm quyền lợi của mình qua các cuộc đình công, được coi là không đúng thủ tục pháp luật. Trong lĩnh vực này đã xuất hiện một tín hiệu đầu tiền là để đòi giới chủ TB phải bảo đảm quyền lợi của mình, giai cấp công nhân đã bắt đầu phải đổ máu, diển hình là trong sự kiện đau lòng tại Công ty TNHH vật liệu đặc biệt Giai Đức (KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà nội) với 1 công nhân bị chết và 6 công nhân bị thương. Sau sự kiện đổ máu này, giới chủ mới chấp nhận tăng lương cho công nhân từ 1,3 triệu đồng lên 1,7 triệu đồng, tiền ăn từ 10.000 đ/xuất lên 15.000đ/xuất, hỗ trợ xăng xe 100.000đ/xe. Trước tình hình lạm phát, chỉ số giá cả luôn tăng lên nên căn cứ vào thực tế, Bộ LĐ, TB & XH đã kiến nghị phải nâng mức lương tối thiểu của các vùng I, II, III, IV lên các mức tương ứng là 1,9 triệu đ/tháng, 1,7 triệu đ/tháng, 1,55 triệu đ/tháng, 1,4 triệu đ/tháng. Như vậy, tại Công ty TNHH này, dù giới chủ đã chấp nhân tăng lương nhưng với mức lương được tăng đó, làm sao có thể đảm bảo cho người lao động có được mức sống bình thường, tối thiểu ?
(Còn tiếp)
N.Lạng

1 nhận xét: